Kỳ 3: Thời kỳ 1980- 1992

08:12, 31/12/2015

Đây là thời kỳ Quốc hội được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp 1980 và Luật Tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước 1981. Theo đó, Quốc hội được xác định là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

Đây là thời kỳ Quốc hội được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp 1980 và Luật Tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước 1981. Theo đó, Quốc hội được xác định là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quốc hội khóa VIII- Quốc hội đầu tiên của thời kỳ đổi mới với 496 đại biểu.
Quốc hội khóa VIII- Quốc hội đầu tiên của thời kỳ đổi mới với 496 đại biểu.

Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, những mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.

Trong thời kỳ này, Quốc hội trải qua 2 khóa hoạt động:

- Quốc hội khóa VII (1981- 1987) được bầu ngày 26/4/1981; tổng số có 496 đại biểu. Trong nhiệm kỳ khóa VII với 12 kỳ họp, Quốc hội đã ban hành 10 đạo luật, 35 nghị quyết; Hội đồng Nhà nước ban hành 15 pháp lệnh.

Quốc hội đã triển khai thực hiện chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, như: Thành lập các cơ quan nhà nước ở Trung ương; thông qua các nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội hàng năm; quyết định các vấn đề cử và miễn nhiệm một số thành viên Hội đồng Bộ trưởng... Hoạt động giám sát cũng được Quốc hội và Hội đồng Nhà nước coi trọng, tập trung vào các vấn đề quản lý kinh tế- xã hội, việc thi hành Hiến pháp, pháp luật nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

- Quốc hội khóa VIII (1987- 1992) được bầu ngày 19/4/1987; tổng số có 496 đại biểu. Quốc hội khóa VIII là Quốc hội của giai đoạn đầu sự nghiệp Đổi mới toàn diện đất nước do Đại hội lần thứ VI của Đảng đề ra. Để đáp ứng yêu cầu quản lý đất nước bằng pháp luật, trong nhiệm kỳ khóa VIII với 11 kỳ họp, Quốc hội đã thông qua 2 bộ luật, 25 đạo luật; Hội đồng Nhà nước đã ban hành 39 pháp lệnh.

Tại kỳ họp thứ 5 (tháng 6/1989), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc thành lập Ủy ban sửa đổi Hiến pháp để tiến hành sửa đổi Hiến pháp 1980 một cách cơ bản và đáp ứng yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới. Hiến pháp mới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội khóa VIII xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 11 (năm 1992).

Kế thừa và phát triển các bản Hiến pháp trước đây, ngoài việc thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân, Hiến pháp 1992 đã thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và tạo cơ sở pháp lý đưa đất nước phát triển trong giai đoạn mới.

(Còn tiếp)

PV (Tóm lược, theo tài liệu “Quốc hội Việt Nam- 70 năm hình thành và phát triển” của Bộ Thông tin- Truyền thông) 

[links()]

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh