Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam vào ngày 6/1/1946 thành công tốt đẹp. Trong cuộc Tổng tuyển cử tự do, dân chủ và đoàn kết đó, cụ Nguyễn Văn Tố đã trúng cử. Tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội vào ngày 2/3/1946, cụ đã được bầu làm Trưởng ban thường trực Quốc hội – Cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, tương đương chức danh Chủ tịch Quốc hội ngày nay.
Cụ Nguyễn Văn Tố được bầu làm Trưởng ban Thường trực Quốc hội, trong bối cảnh đầy khó khăn, thử thách của vận nước.
Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam vào ngày 6/1/1946 thành công tốt đẹp. Trong cuộc Tổng tuyển cử tự do, dân chủ và đoàn kết đó, cụ Nguyễn Văn Tố đã trúng cử. Tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội vào ngày 2/3/1946, cụ đã được bầu làm Trưởng ban thường trực Quốc hội – Cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, tương đương chức danh Chủ tịch Quốc hội ngày nay.
Cụ Nguyễn Văn Tố sinh năm 1889 trong một gia đình nhà Nho ở làng Đông Thành, huyện Thọ Xương cũ, nay là phố Bát Sứ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cụ là một học giả được đào tạo bài bản, uyên thâm Hán học, tinh thông Tây học. Ở Việt Nam, đầu thế kỷ 20, danh tiếng của cụ được xếp vào tứ danh kiệt. Cụ là người tâm huyết với lịch sử văn hóa dân tộc, là Hội trưởng Hội truyền bá chữ quốc ngữ.
Chính phủ VNDCCH năm 1946: Hàng đầu, từ trái sáng phải: Cụ Nguyễn Văn Tố, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cụ Huỳnh Thúc Kháng. (Ảnh tư liệu) |
Được bầu làm Trưởng ban Thường trực Quốc hội, trong bối cảnh đầy khó khăn, thử thách của vận nước, cụ Nguyễn Văn Tố đã sát cánh cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh cổ vũ, động viên nhân dân ta vững bước vượt qua muôn vàn khó khăn.
Thực dân Pháp không từ bỏ âm mưu thống trị nước ta một lần nữa. Mùa đông năm 1946, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh với tinh thần nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Cả nước đồng lòng quyết tâm kháng chiến chống thực dân Pháp.
Với trọng trách của mình, cụ Nguyễn Văn Tố đã cùng Trung ương Đảng, Chính phủ lên chiến khu Việt Bắc động viên đồng bào và chiến sĩ tham gia cuộc trường chinh gian khổ. Sau gần 1 năm tiến hành cuộc chiến tranh, vào tháng 10/1947, thực dân Pháp mở cuộc tiến công quy mô vào căn cứ địa Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta.
Ngày 10/7/1947, trong cuộc tiến công vào Bắc Kạn, thực dân Pháp đã bắt được cụ Nguyễn Văn Tố. Lúc đầu chúng lầm tưởng cụ Nguyễn Văn Tố với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi biết bị nhầm, giặc Pháp đã bắn chết cụ. Sự hy sinh của cụ Nguyễn Văn Tố là tổn thất lớn lao của nhân dân ta.
Để tưởng nhớ công ơn và sự hi sinh to lớn của cụ Nguyễn Văn Tố - vị Chủ tịch Quốc hội đầu tiên của nước ta, nhiều ngôi trường đã được mang tên cụ ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An…/.
Theo http://vov.vn/chinh-tri/quoc-hoi/nguyen-van-to-chu-tich-quoc-hoi-dau-tien-cua-viet-nam-461434.vov
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin