Tăng thời gian tranh luận, tránh "báo cáo hoạt động đơn vị mình"

03:11, 14/11/2015

Đóng góp ý kiến dự thảo Nghị quyết của Quốc hội ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) sáng 14/11, nhiều đại biểu đề nghị Quốc hội cần tăng cường thời gian tranh luận, quá trình tranh luận phải đi thẳng vào vấn đề không lặp lại ý kiến đã nói trước, nhất là tránh tình trạng "báo cáo hoạt động của đơn vị mình".

Đóng góp ý kiến dự thảo Nghị quyết của Quốc hội ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) sáng 14/11, nhiều đại biểu đề nghị Quốc hội cần tăng cường thời gian tranh luận, quá trình tranh luận phải đi thẳng vào vấn đề không lặp lại ý kiến đã nói trước, nhất là tránh tình trạng “báo cáo hoạt động của đơn vị mình”.

Đại biểu Nguyễn Đình Quyền thảo luận Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) vào sáng 14/11.
Đại biểu Nguyễn Đình Quyền thảo luận Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) vào sáng 14/11.

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP Hồ Chí Minh) cho rằng: “Dự thảo cần nêu rõ tăng thời gian tranh luận, không quy định số lần tranh luận. Chất vấn, trả lời chất vấn phải đúng trọng tâm tránh trường hợp hỏi một chuyện, tranh thủ báo cáo hoạt động đơn vị mình”.

Đại biểu cũng đề nghị, tăng thời lượng thông tin truyền hình trực tiếp các kỳ họp Quốc hội, nhất là thảo luận các vấn đề dự án luật quan trọng; dành thời gian trả lời chất vấn của Thủ tướng Chính phủ ít nhất là 1 buổi một trong 2 kỳ họp để người dân tham gia giám sát, góp ý.

Đại biểu Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) cho rằng, đã đến lúc phải quyết liệt thay đổi cách tranh luận, biểu quyết. Dự thảo cần có một điều quy định là khắc phục tính tham luận cứ đứng lên đọc một bài chuẩn bị sẵn tương đối trùng nhau, rất mất thời gian.

Đại biểu đề suất: “Hãy biến Quốc hội nước ta, quốc hội tham luận thành quốc hội tranh luận bằng những quan điểm khác nhau. Các nước đã làm rất nhiều. Biểu quyết vấn đề nào cần phải công khai danh tính đại biểu lên bảng, qua đó thể hiện bảng lĩnh của đại biểu dân cử, tính công khai với nhân dân”.

Tin, ảnh: HOÀNG MINH

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh