Quy định quy chế phát ngôn để không tạo ra "khoảng trống thông tin"

05:11, 26/11/2015

Sáng 26/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận về Dự án Luật Báo chí (sửa đổi). Bên cạnh ý kiến đồng tình cao việc sửa đổi Luật Báo chí, một số đại biểu cũng cho rằng dự án luật cần quy định rõ quy chế người phát ngôn, bảo đảm điều kiện và cơ chế để báo chí hoạt động trong khuôn khổ luật pháp.

Sáng 26/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận về Dự án Luật Báo chí (sửa đổi). Bên cạnh ý kiến đồng tình cao việc sửa đổi Luật Báo chí, một số đại biểu cũng cho rằng dự án luật cần quy định rõ quy chế người phát ngôn, bảo đảm điều kiện và cơ chế để báo chí hoạt động trong khuôn khổ luật pháp.

Đại biểu Đoàn Nguyễn Thùy Trang (đơn vị TP Hồ Chí Minh) nêu thực tế một số cơ quan, tổ chức, địa phương còn né tránh, không cung cấp thông tin cho báo chí.

Vì vậy, luật cần quy định quy chế phát ngôn để không tạo ra “khoảng trống thông tin”, đồn đoán đến từ nguồn thông tin không chính thống. Về chính sách, đại biểu đề nghị cần ưu đãi cao nhất về thuế, bởi nguồn thu báo chí rất khó khăn, cần có chính sách hỗ trợ giúp báo chí phát triển.

Đại biểu Thuận Hữu (đơn vị Bà Rịa- Vũng Tàu)- Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng, theo dự án luật Hội Nhà báo được giao nhiều nhiệm vụ, nhưng quyền hạn để thực hiện thì chưa rõ. Các hội nghề nghiệp khác có danh hiệu nghề nghiệp, còn nhà báo thì không, nên đề nghị xem xét.

Vấn đề vi phạm báo chí, có thể là của các cơ quan báo chí cũng có thể của tổ chức bên ngoài cản trở hoạt động của báo chí, vì vậy dự án luật cần quy định chặt chẽ.

Tin, ảnh: HOÀNG MINH

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh