
Cuộc họp Tỉnh ủy mở rộng tại Phú Yên (Ba Càng) sắp kết thúc thì bất ngờ một cơ sở báo tin bọn lính đã bao vây nhiều mặt. Mai Văn Tám- Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Tam Bình bị địch bắt tại chòi đồng.
Tranh thể hiện khí thế
Cuộc họp Tỉnh ủy mở rộng tại Phú Yên (Ba Càng) sắp kết thúc thì bất ngờ một cơ sở báo tin bọn lính đã bao vây nhiều mặt. Mai Văn Tám- Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Tam Bình bị địch bắt tại chòi đồng.
Năm Hồng né sang nhà kế bên thì tên Quản Liển xách súng lăm lăm đi tới, một tay nắm áo Năm Hồng. Nhanh chóng Năm Hồng la lên “làm gì bắt tôi”, bà vừa gộp hai tay hắn lại với một cú đá “nốc ao” làm hắn nhào rớt xuống ao.
Năm Hồng thoát nạn, suốt đêm ấy dầm mưa cùng với một cơ sở bơi xuồng về Vũng Liêm nhận nhiệm vụ mới: “bí thư huyện” từ một diễn viên gánh hát “Đồng Ấu ban” (thiếu nhi) làm công tác tuyên truyền cách mạng rồi làm giao liên chở vũ khí bị địch bắt tại Sài Gòn đã trốn thoát, trở về Cà Mau hoạt động gây dựng cơ sở Đảng.
Năm Hồng sau đó được phân công làm phóng viên cho Báo Dân Chúng với bút danh Hồng Hoa thường trú tại TP Cần Thơ. Có dịp học võ, học chiến thuật du kích, kỹ thuật tác chiến lấy vũ khí địch đánh địch. Lúc học bí mật ở xã Phong Hòa (Lai Vung) phấn khởi bao nhiêu thì giờ đây chuẩn bị thực lực cho khởi nghĩa càng lo lắng bấy nhiêu.
Tháng 8/1940, cuộc họp kiểm điểm về tình hình và chuẩn bị thực lực cho khởi nghĩa tổ chức ở vàm Ông Cớ (xã Hòa Hiệp) do đồng chí Thái Văn Đẩu chủ trì. So với các huyện Tam Bình, Châu Thành thì Vũng Liêm việc chuẩn bị còn hạn chế về số lượng, khí thế quần chúng sôi nổi nhưng phong trào hành động chưa rộng rãi, thiếu ngọn cờ, thiếu “đầu tàu”.
Trong cuộc họp này, Năm Hồng rút nhiều kinh nghiệm các huyện khác và hạ quyết tâm thi đua với các huyện bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cũng tại kỳ họp này, được quyết định đề bạt tỉnh ủy viên, Năm Hồng vui mừng nhưng theo đó là bao suy nghĩ trọng trách nặng nề.
Gấp rút chuẩn bị thực lực, Năm Hồng bàn bạc cụ thể ban đêm diễn thuyết động viên cán bộ cốt cán may cờ, rèn mã tấu, chuẩn bị cây roi, tầm vông vạt nhọn. Đặc biệt là tổ chức làm chất nổ, làm lựu đạn củ cải bắc thảo, tạc đạn hộp lon, tập võ cướp súng địch đánh địch.
Giáo dục, phân công ở mỗi địa phương bí thư chi bộ Đảng phải là “đầu tàu” tấn công vào mục tiêu đầu não địch, xã truy quét địch xong phải tiếp viện cho xã kế, và sau đó tập trung lực lượng đánh vào huyện lỵ dứt điểm giải phóng huyện. Xây dựng lực lượng mỗi xã từ 1- 2 tiểu đội du kích, nhiều tiểu đội dân quân tự vệ làm hậu cần (như dân công tiền tuyến).
Mặc dù địch ngăn đường, kiểm tra giấy thông hành, ban đêm lục soát gắt gao, Năm Hồng mới về Vũng Liêm gần 2 tháng nhưng linh động tháo vát tổ chức đi thám sát, giả người mua bán am hiểu huyện Vũng Liêm, nhất là rành nội ô huyện lỵ như lòng bàn tay.
Huyện lỵ có bao chốt gác đường chính, đường hậu, đường tắt thậm chí nhà các “quan chức” bà cũng thông thạo như người tại chỗ, hiểu được quy luật bọn địch bên ngoài coi hùng hổ, gắt gao nhưng có mặt sơ hở của nó bên trong.
Đúng 12 giờ đêm 22 rạng 23/11/1940, lệnh tấn công bằng tiếng súng nổ vang giữa đêm tối làm cho mọi người ngơ ngác. Bất ngờ 2 tiểu đội xung kích như 2 mũi tên cắm phập vào chốt gác tiền tiêu và bên hông dinh quận.
Các chiến sĩ dùng võ thuật tước vũ khí bọn lính gác (thúc ké tại chỗ), kêu gọi quy hàng. Mũi thứ ba chiếm dinh quận nổ súng áp đảo bọn địch rồi chiếm nhà dây thép trại giam, kho bạc.
Lực lượng dân công đập cửa sổ dinh quận trại lính, tràn vào đốt toàn bộ sổ sách tài liệu. Lửa từ dinh quận, từ trại lính bốc cháy dữ dội. Hơn 40 cán bộ quần chúng bị địch bắt đã thoát trại giam chạy vào lực lượng khởi nghĩa tiếp sức.
Lần đầu tiên cờ đỏ sao vàng, băng khẩu hiệu cách mạng truyền đơn tung bay trên đường phố. Lực lượng ta thu 17 súng của địch trang bị cho ta, còn đa số nghĩa sĩ trang bị giáo mác, tầm vông vạt nhọn, nhưng khí thế cách mạng rất sôi nổi.
Đội xung kích của ta sử dụng một số lính gác truy kích tên Hải quận trưởng, tìm cách nhìn mặt, nhưng hắn đã chạy thoát. Từng cụm lực lượng ta giáo dục bọn lính tại chỗ. Qua tiếng phát loa kêu gọi, ta tổ chức mít tinh mừng thắng lợi. Quần chúng phấn khởi tham dự ngày càng đông.
Bà Năm Hồng dõng dạc: “Hỡi đồng bào! Không chịu cam tâm làm nô lệ. Chúng ta khởi nghĩa giành thắng lợi! Nước ta độc lập. Dân ta no ấm. Đồng bào ta hãy đoàn kết tiếp tục chiến đấu chống kẻ thù bảo vệ thành quả cách mạng!”
Từ các nơi trong huyện, tin thắng lợi dồn về: ở Bắc Nước Xoáy (cầu Mới) ta diệt đồn Chánh Hòa, tước vũ khí địch, đánh chìm phà, cắt đứt giao thông. Các xã khác như Hiếu Thành, Trung Hiệp, quân ta chiếm các trụ sở, thu súng, giải tán bọn hội tề.
Tại xã Trung Ngãi, ta chiếm toàn bộ, bắt giáo dục thả bọn tề thu 3 súng, đốt cầu Giồng Ké, cầu Mai Tức. Bọn địch từ Trà Vinh đến tiếp cứu, ta chận đánh tên Tỉnh trưởng Trà Vinh J.Bhon bị trọng thương. Vậy là có nơi gặp trở ngại không khởi nghĩa! Năm Hồng suy nghĩ như vậy và nhanh chóng đưa cánh quân đến tiếp sức đánh quân can viện ở Mây Tức.
Do tình hình và tương quan lực lượng ở các huyện cũng như ở Nam Kỳ nổi dậy không đồng loạt, bị lộ, nhiều nơi địch dập tắt, dìm cách mạng và nghĩa quân bị thiệt hại to lớn.
Ở huyện Vũng Liêm, 8 giờ sáng 23/11 (tức ngày hôm sau), địch mới chiếm được huyện lỵ sau khi vượt qua chướng ngại của nghĩa quân.
Hỏi yếu tố nào Vũng Liêm giành thắng lợi lớn, lúc sinh tiền bà Nguyễn Thị Hồng- Bí thư Huyện ủy nói: “Lúc xuất kích, từ lãnh đạo đến nghĩa quân có niềm tin lớn. Các nơi đều đồng loạt khởi nghĩa, giành thắng lợi.
Ngày mai độc lập rồi. Cứ nghĩ như vậy ai cũng phấn khởi xông lên!” Ngay cả mũi Giồng Ké, địch phản kích ác liệt, đồng chí Phan Ngọc Yến, Đỗ Văn Viên bị thương nặng nhưng trước khi hy sinh còn nói: “Trời ơi! Ngày mai độc lập rồi!” Sự tin tưởng độc lập tự do, ước mơ lúc đó lớn lắm!
Đồng chí Nguyễn Thị Hồng (quê xã Vinh Kim- Tiền Giang, tức Hà Thị Lan) mới 24 tuổi đời lãnh đạo khởi nghĩa, tiếng tăm nổi như cồn năm 1940 như thế.
Bà còn có tài múa hát giỏi, thông thạo việc võ, kỹ thuật tác chiến du kích, nhất là nghệ thuật gây dựng cơ sở Đảng trong lòng địch, mưu trí qua mắt kẻ thù. Còn nhớ câu nói của đồng chí Võ Văn Kiệt là bạn đồng chiến đấu của bà: “Đối với tôi, chị Năm Hồng là người chị, người thầy và người đồng chí thân thương nhất!”
NGUYỄN CHIẾN THẮNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin