
Tại phiên thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2014 và 4 năm 2011- 2014, dự kiến kế hoạch năm 2015. Các đại biểu Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long đã có nhiều ý kiến tâm huyết đóng góp tại buổi thảo luận.
Tại phiên thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2014 và 4 năm 2011- 2014, dự kiến kế hoạch năm 2015. Các đại biểu Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long đã có nhiều ý kiến tâm huyết đóng góp tại buổi thảo luận.
Đại biểu Nguyễn Văn Thanh (đơn vị tỉnh Vĩnh Long)
Tôi quan tâm đến vấn đề năng suất lao động trong nông nghiệp.
Tôi thấy đáng lo vì ở ĐBSCL là trọng điểm về nông nghiệp nhưng theo báo cáo, gạo xuất khẩu chúng ta không đạt kế hoạch, về lượng chúng ta xuất được 6,6 triệu tấn, so với kế hoạch mới đạt 90%, còn giá trị cũng xuất được tương đương 90%, kế hoạch năm 2015 cũng lấy mức phấn đấu của năm 2014. Về thủy sản có tăng nhưng ở khu vực ĐBSCL đang gặp khó về con cá tra.
Về phân bón, trong năm nay năng lực chúng ta sản xuất được 2,6 triệu tấn, nhưng chúng ta nhập khẩu 4,3 triệu tấn… cho thấy sức sản xuất và tạo điều kiện cho nâng cao thu nhập của người dân ở nông thôn, đặc biệt là khu vực trọng điểm về lúa gạo, thủy sản, cây ăn trái ở ĐBSCL đáng lo ngại.
Do vậy, để tăng năng suất lao động và giúp tăng thu nhập cho người dân ở khu vực này, trong nhiều giải pháp mà Chính phủ đưa ra, tôi đề nghị nên tăng cường đưa các chương trình khoa học công nghệ vào trong phát triển sản xuất.
Đối với những sản phẩm trọng điểm của Nhà nước liên quan đến lúa gạo, cá tra, cây ăn trái thì Trung ương đặc biệt quan tâm và điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn để đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học, nhất là ở khu vực ĐBSCL để tạo nền tảng làm tăng giá trị sản xuất trong lĩnh vực này.
Liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, theo báo cáo hiện nay, có đến 48.330 doanh nghiệp giải thể, tăng 13,8% nhưng số đăng ký thành lập mới khoảng 53.000 cũng tương ứng.
Tuy nhiên, đi vào chiều sâu có đến 213.000 doanh nghiệp (chiếm 68,8% số doanh nghiệp đăng ký) kê khai thuế không phát sinh lãi, thậm chí lỗ. Vấn đề đặt ra là do nội lực của doanh nghiệp hay thiếu điều kiện để tiếp cận nguồn vốn, trong khi tăng trưởng trong tín dụng thì lại tăng.
Tôi đề nghị Chính phủ nên đánh giá lại trình độ công nghệ thực tế của doanh nghiệp bao gồm cả năng lực, nguồn vốn, trình độ công nghệ… để đánh giá thực chất số lượng doanh nghiệp tồn tại và số lượng doanh nghiệp đăng ký mới để có chính sách hỗ trợ phù hợp.
Đại biểu Lưu Thành Công (đơn vị tỉnh Vĩnh Long)
Vấn đề cử tri quan tâm là việc đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn mà hiệu quả nhất là việc đầu tư cho nông thôn mới trong những năm qua làm cho bộ mặt nông thôn thay đổi. Trong các giải pháp, tôi đề nghị chúng ta nên thay đổi phương thức đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tránh tình trạng dàn trải và manh mún.
Chẳng hạn như việc hỗ trợ sản xuất cho người dân 500.000 đ/ha như hiện nay theo tôi là manh mún. Tôi thấy trong báo cáo có tỉnh hàng năm được cấp kinh phí khoảng 300 tỷ đồng để hỗ trợ theo hình thức như thế, có nghĩa là nếu hộ đó canh tác 2 công đất thì chỉ nhận được 100.000đ.
Tôi đề nghị, với số tiền này chúng ta có thể tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng cho nông nghiệp, đầu tư máy móc thiết bị cho sản xuất, chúng ta có thể hình thành những cánh đồng lớn để tập trung đầu tư giống, chuyển giao khoa học kỹ thuật… sẽ hiệu quả hơn.
THANH TÂM (Ghi)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin