Ngày 3/12, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ công bố báo cáo quốc gia của Việt Nam theo cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ 2 của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc.
Ông Hoàng Chí Trung, Vụ trưởng Vụ Các tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Ngày 3/12, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ công bố báo cáo quốc gia của Việt Nam theo cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ 2 của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc.
Tại buổi lễ, ông Hoàng Chí Trung - Vụ trưởng Vụ các tổ chức quốc tế-Bộ Ngoại giao cho biết Việt Nam đã trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc với số phiếu rất cao.
Trước hết, đó là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với các thành tựu trong công cuộc đổi mới toàn diện, chính sách, nỗ lực và kết quả tích cực đạt được về quyền con người ở Việt
Ông Hoàng Chí Trung nhấn mạnh: "Tham gia Hội đồng Nhân quyền với tư cách quốc gia thành viên, Việt Nam sẽ có thêm điều kiện chia sẻ những kinh nghiệm bảo vệ, thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam, đóng góp đầy đủ hơn trong vấn đề quốc tế lớn hiện nay là quyền con người, mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác quốc tế và tranh thủ những kinh nghiệm quốc tế phù hợp.
Những kinh nghiệm của quá trình đổi mới, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam và vị trí của Việt Nam là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Phong trào không liên kết, Cộng đồng Pháp ngữ và nhiều tổ chức quốc tế, khu vực khác... sẽ góp phần có ý nghĩa vào việc thúc đẩy công việc của Hội đồng nhân quyền."
Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc, bà Pratibha Mehta chúc mừng Việt
Việt
Là thành viên của Hội đồng nhân quyền, Việt
Bà Pratibha Mehta khẳng định Liên hợp quốc cam kết ủng hộ các nỗ lực quốc gia của Việt Nam nhằm đảm bảo, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền thông qua kế hoạch Một Liên hợp quốc giai đoạn 2012-2016.
Ngay từ cuối năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép thành lập Nhóm công tác liên ngành soạn thảo Báo cáo kiểm địểm định kỳ phổ quát với sự tham gia của 18 bộ, ngành, cơ quan Chính phủ và Quốc hội có liên quan.
Nhiều cuộc hội thảo, công trình nghiên cứu về những lĩnh vực cụ thể đã được thực hiện ở cả trung ương và địa phương nhằm thu thập thông tin xây dựng báo cáo, xác định các nội dung và lĩnh vực ưu tiên cần đề cập, những thách thức và định hướng thời gian tới trong việc đảm bảo các quyền con người ở Việt Nam.
Báo cáo quốc gia về thực hiện quyền con người theo cơ chế kiểm điểm định kỳ của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc do Việt Nam soạn thảo gồm 85 điều, tập trung vào các nội dung tổng quan tình hình bảo đảm các quyền con người ở Việt Nam kể từ lần kiểm điểm lần trước; việc tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người trên thực tế; những ưu tiên và cam kết trong việc tiếp tục thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người ở Việt Nam...
Việt
Theo TTXVN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin