Văn bản luật chưa sát thực tế cuộc sống

09:11, 02/11/2013

Đại biểu (ĐB) Quốc hội Tổ 12 cơ bản thống nhất đánh giá, việc ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội, ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật đã tác động tích cực đến việc quản lý xã hội bằng pháp luật trong buổi thảo luận tổ chiều nay 2/11/2013 về nội dung trên.

Đại biểu (ĐB) Quốc hội Tổ 12 cơ bản thống nhất đánh giá, việc ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội, ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật đã tác động tích cực đến việc quản lý xã hội bằng pháp luật trong buổi thảo luận tổ chiều nay 2/11/2013 về nội dung trên.

Vấn đề được nhiều ĐB thống nhất nhận định, văn bản ban hành thì nhiều nhưng chưa thật sự đạt yêu cầu, chưa sát thực tế cuộc sống. ĐB đề nghị Chính phủ bổ sung vào báo cáo phân tích làm rõ thực trạng sử dụng các văn bản quy phạm pháp luật trái luật, nghĩa là luật mới ban hành có hiệu lực nhưng các nghị định dưới luật chưa được ban hành kịp thời và việc áp dụng vào thực tế thì vẫn căn cứ trên những nghị định trước đó.

Để khắc phục tình trạng luật, nghị quyết được ban hành nhưng chưa thật sự đi vào cuộc sống, ĐB đề nghị Quốc hội khi ban hành luật thì cần phải có nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện ngay và luật đó phải sát với tình hình thực tế; chú trọng vào chất lượng ban hành hơn là vào số lượng.
 
Mặt khác, cũng phải có giải pháp khắc phục cho được tình trạng lợi ích nhóm trong ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật của bộ ngành, địa phương.

Trong Nghị quyết của Quốc hội cần phải đặt mục tiêu, thời gian, lộ trình cụ thể để khắc phục nhanh tình trạng 47% văn bản luật chưa có hướng dẫn thi hành.

ĐB Hồ Trọng Ngũ (đơn vị tỉnh Vĩnh Long)


Trong khi nhận thức về tầm quan trọng, tính thiêng liêng của pháp luật chưa được đề cao; cách làm luật chưa được đầu tư đúng mức, chưa đi sát thực tế; tính khả thi của luật không cao nhưng vẫn ban hành luật. Chế độ trách nhiệm của cơ quan có liên quan trong quá trình xây dựng, soạn thảo, ban hành và kiểm tra, giám sát việc thực hiện luật chưa được đặt ra.

ĐB cho rằng việc luật ban hành không đi vào thực tiễn sẽ làm chậm, làm mất cơ hội phát triển kinh tế, xã hội, công lý bị chậm trễ, vì vậy cần thay đổi cách làm luật cho phù hợp ý chí, nguyện vọng của người dân  thì luật mới sớm đi vào cuộc sống. Qua đó,  giải pháp khắc phục là phải thực hiện đồng bộ quá trình xây dựng, ban hành, thực thi, và giám sát việc thực thi pháp luật.

Tin, ảnh: THÚY QUYÊN

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh