Đó là một trong những ý kiến của đa số đại biểu (ĐB) Quốc hội Tổ 12 tại buổi thảo luận về dự thảo Luật Công chứng (CC).
Đó là một trong những ý kiến của đa số đại biểu (ĐB) Quốc hội Tổ 12 tại buổi thảo luận về dự thảo Luật Công chứng (CC).
ĐB tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật CC. Thời gian qua, việc triển khai Luật CC cho thấy hoạt động CC đã bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế đó là: chưa có quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề CC; chất lượng đội ngũ CC viên, chất lượng hoạt động CC còn nhiều hạn chế.
Một bộ phận CC viên còn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề dẫn đến những sai sót trong hoạt động, ảnh hưởng đến chất lượng của văn bản CC.
Nhiều tổ chức hành nghề CC được thành lập theo loại hình doanh nghiệp tư nhân (Văn phòng CC do một công chứng viên thành lập), thiếu tính ổn định, bền vững; công tác quản lý nhà nước về CC cũng còn bất cập, có nơi chưa theo kịp với sự phát triển của việc xã hội hóa hoạt động CC.
ĐB cho rằng phạm vi điều chỉnh của luật cần quy định một cách toàn diện, quy định rõ những việc nào thuộc lĩnh vực CC, lĩnh vực nào thuộc về chứng thực.
Chủ trương xã hội hóa hoạt động CC là đúng đắn nhưng cần có những quy định đảm bảo sự quản lý chặt chẽ của nhà nước. Dự án Luật cần quy định rõ nội dung, phương thức, trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động CC.
Dự thảo Luật CC sửa đổi, sau khi được tiếp thu hoàn chỉnh có 8 chương, 76 điều, trong đó sửa đổi bổ sung 31 điều, bổ sung mới 10 điều quy định về phạm vi CC, CC viên, tổ chức hành nghề CC, thủ tục CC và quản lý nhà nước về CC.
Tại kỳ họp này, Quốc hội dự kiến thông qua Luật CC sửa đổi.
Đại biểu Nguyễn Thanh Bình
Luật CC sửa đổi đã cơ bản tiếp thu, khắc phục được những hạn chế trong việc điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện luật hiện hành.
Song, trong Dự thảo Luật không nên quy định cụ thể vị trí, vai trò của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của CC trong Dự thảo Luật; cân nhắc độ tuổi của CC viên, không nhất thiết phải từ 65 tuổi trở xuống, nếu đảm bảo sức khỏe thì có thể quy định tuổi cao hơn.
Vấn đề tôi quan tâm nhiều nhất và góp ý kiến là quy định về điều kiện để được bổ nhiệm làm CC viên, bên cạnh việc có bằng cử nhân luật thì nhất định phải qua thi tuyển hoặc qua đào tạo nghiệp vụ CC và những trường hợp được miễn đào tạo phải được quy định rõ trong luật.
ĐB Nguyễn Văn Thanh
Điều kiện thành lập văn phòng CC (Điều 30), tôi đề nghị cần quy định rõ về vốn của văn phòng để làm cơ sở giải quyết các tranh chấp dân sự liên quan đến trách nhiệm bồi thường của văn phòng CC khi có xảy ra tranh chấp và bồi thường trách nhiệm. Do đó, tôi đề nghị Điều 30 gắn với Điều 36, trong điều kiện thành lập văn phòng CC nên xác định về vốn.
THÚY QUYÊN (thực hiện)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin