Bộ trưởng Đinh La Thăng trần tình dự án cho tàu “khủng” vào sông Hậu

06:11, 02/11/2013

Liên quan dự án nạo vét, đào sông cho tàu trọng tải “khủng” vào sông Hậu khiến dư luận lo ngại môi trường sông nước Đồng bằng Sông Cửu Long bị vỡ, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã có giải trình trước Quốc hội tại phiên họp ngày 1/11.

Liên quan dự án nạo vét, đào sông cho tàu trọng tải “khủng” vào sông Hậu khiến dư luận lo ngại môi trường sông nước Đồng bằng Sông Cửu Long bị vỡ, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã có giải trình trước Quốc hội tại phiên họp ngày 1/11.

Bộ trưởng Đinh La Thăng nêu cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học và tính ổn định, vững bền của và vai trò, hiệu quả của dự án.

Về cơ sở pháp lý của dự án, Bộ trưởng cho hay, từ đầu những năm 1980 rất nhiều nghiên cứu nhằm cải tạo luồng tàu vào sông Hậu đã được thực hiện với sự tham gia của các tư vấn trong và ngoài nước.

Sau gần 20 năm nghiên cứu đã khẳng định việc cải tạo luồng Định An cho tàu trọng tải 10.000 tấn trở lên là không khả thi về mặt kỹ thuật và kinh tế.

Thực tế thực hiện công tác nạo vét, duy tu luồng Định An nhiều năm qua cũng đã cho thấy rõ mặc dù hàng năm luồng đều được nạo vét, duy tu nhằm đáp ứng cho tàu từ 3.000 đến 5.000 tấn ra vào nhưng tuyến luồng đều nhanh chóng bị bồi lấp sau 1 -2 tháng.

Từ năm 2003 Bộ Giao thông vận tải đã giao liên doanh tư vấn SNC Lavalin của Canada và Royal Haskoning của Hà Lan và Portcoast của Việt Nam nghiên cứu dự án.

Sau khi khẳng định không thể cải tạo luồng Định An tư vấn đã đề xuất phương án luồng sông Hậu qua kênh Quan Chánh Bố.

Tư vấn Portcoast của Việt Nam cập nhật hoàn chỉnh dự án. Hội cảng đường thủy và thềm lục địa Việt Nam là đơn vị thẩm tra. Dự án đã được nguyên Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt thị sát tại hiện trường và hết sức ủng hộ đề nghị phải sớm triển khai thực hiện.

Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng, dự án luồng sông Hậu cần phải được đầu tư.

Dự án được đưa vào danh mục các dự án trọng điểm của ngành giao thông vận tải theo Quyết định số 412 ngày 11/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ, được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tháng 11/2007 và triển khai từ năm 2008, thuộc danh mục sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 881 ngày 1/4/2010.

Dự án có vai trò là tuyến giao thông thủy huyết mạch phục vụ ổn định và phát triển kinh tế - xã hội toàn bộ khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Để tiết kiệm kinh phí đầu tư, Bộ Giao thông vận tải đã thống nhất với Tập đoàn điện lực Việt Nam phương án phối, kết hợp giữa dự án luồng sông Hậu với dự án Trung tâm điện lực Duyên Hải, giảm số lượng đê chắn sóng từ 4 đê xuống còn 2 đê, Tập đoàn điện lực thực hiện đê Bắc, Bộ Giao thông vận tải thực hiện đê Nam, hiện đê chắn sóng phía Bắc đã được triển khai.

Nếu không triển khai hạng mục đê chắn sóng phía Nam và tuyến luồng vào cảng thì khu bến cảng nhập than của Trung tâm điện lực Duyên Hải cũng không thể hoạt động được.

Do vậy, việc tiếp tục triển khai dự án luồng sông Hậu là hết sức cấp bách và cần thiết, Bộ Chính trị có Văn bản số 17 ngày 21/3/2012 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 45 ngày 17/2/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đã xác định dự án luồng sông Hậu là dự án trọng điểm cần tiếp tục triển khai.

Dự án luồng sông Hậu sẽ được khơi sâu để tàu trọng tải lớn ra vào.

Thứ hai là về cơ sở khoa học và tính ổn định, bền vững của dự án, Bộ trưởng cho biết, luồng sông Hậu với tổng chiều dài 40 km bao gồm 6 km trên sông Hậu và 19 km luồng Quan Chánh Bố hiện hữu, 9 km kênh Tắt qua đất liền và 6 km luồng biển được đào mới.

Quá trình lập dự án, tư vấn đánh giá, phân tích các khía cạnh kỹ thuật công trình, đánh giá tác động môi trường hiệu quả kinh tế tài chính, kết quả nghiên cứu cho thấy dự án có tính khả thi rất cao, đáp ứng được các yêu cầu về môi trường sinh thái, biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn, cụ thể vấn đề ổn định đường bờ, đầu ra của kênh Tắt đã được các đơn vị tư vấn đặt ra và tiến hành nghiên cứu, phân tích trong bước lựa chọn vị trí cửa kênh, theo kết quả nghiên cứu của tư vấn, vị trí lựa chọn cửa ra kênh Tắt là nơi có tính ổn định đường bờ cao nhất cùng với hệ thống kè bảo vệ, đê chắn sóng sau khi hoàn thành sẽ đảm bảo yêu cầu ổn định tổng thể đường bờ tại khu vực.

Về khả năng ổn định của luồng sông Hậu, luồng đi qua con kênh Quan Chánh Bố, kênh Tắt có chiều rộng 220 - 250 m chỉ là nhánh rất nhỏ của sông Hậu, tiếp thu rất ít lưu lượng dòng chảy từ sông Hậu, hạn chế ảnh hưởng yếu tố sông, cửa kênh nhỏ được đê chắn sóng bảo vệ, mở ra tại khu vực đường bờ ổn định nhất, hạn chế được các yếu tố ảnh hưởng từ biển, đảm bảo được sự ổn định của luồng, khối lượng sa bồi 1triệu m3 mỗi năm, tương đương với cảng Hải Phòng và cảng Cái Lân của Quảng Ninh.

Đánh giá tác động môi trường, đánh giá mức độ xâm nhập mặn ảnh hưởng biến đổi khí hậu của dự án đều đã được đánh giá đầy đủ theo quy định hiện hành, bảo đảm sự phát triển bền vững của dự án.

Thứ ba, vai trò hiệu quả của dự án, sản lượng hàng hóa thông qua cảng khu vực đồng bằng sông Cửu Long năm 2012 là 6,67 triệu tấn/30 triệu tấn cần vận chuyển.

Theo quy hoạch thì đến năm 2015 khoảng 16,5 triệu tấn và đến năm 2020 là khoảng 44 triệu tấn, tức là bằng khoảng 20% tổng số lượng hàng hóa cần vận chuyển ở đồng bằng sông Cửu Long, trong khi đó khoảng 80% hàng xuất nhập khẩu phải tiếp chuyển qua các cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh do luồng vào các cảng trên sông Hậu hiện chỉ đáp ứng cho tàu 5 nghìn tấn là lợi dụng thủy triều hàng hải với chi phí tăng thêm từ 170 - 180 USD một container và từ 7-10 USD cho một tấn hàng, tổng chi phí phát sinh hàng năm lên tới hàng trăm triệu đô.

“Theo tính toán các hệ số cơ bản đánh giá hiệu quả đầu tư dự án. Phân tích độ nhậy một cách thận trọng đều khẳng định tính khả thi và hiệu quả đầu tư của dự án” - Bộ trưởng nói

Theo CAND Online

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh