Trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Ấn Độ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành thời gian trả lời phỏng vấn của Hãng thông tấn Ấn Độ PTI.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Ấn Độ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành thời gian trả lời phỏng vấn của Hãng thông tấn Ấn Độ PTI.
- Xin Ngài cho biết cảm tưởng của Ngài trước chuyến thăm cấp nhà nước tới Ấn Độ với tư cách là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Như các bạn đã biết, cách đây gần bốn năm, trên cương vị Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tôi đã có chuyến thăm hữu nghị chính thức Cộng hòa Ấn Độ.
Chuyến thăm đó đã mang lại cho tôi nhiều cảm xúc và để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Đó là ấn tượng về một đất nước rộng lớn, đầy tiềm năng; cái nôi của một trong những nền văn minh huy hoàng nhất của nhân loại; nơi sản sinh ra nhiều giá trị cao quý, những công trình nổi tiếng, những danh nhân lỗi lạc.
Ấn tượng về nhân dân Ấn Độ vĩ đại, kiên cường trong đấu tranh giành độc lập, tự do và sáng tạo trong xây dựng hòa bình. Ấn tượng về một trong những nền kinh tế mới nổi đang phát triển năng động với những thành tựu xuất sắc về khoa học, công nghệ; một quốc gia có vai trò ngày càng quan trọng ở khu vực và trên thế giới.
Và sâu sắc nhất là ấn tượng về những người bạn Ấn Độ thủy chung, trước sau như một, coi nhân dân Việt Nam là người bạn thân thiết, luôn hết lòng ủng hộ các cuộc kháng chiến cứu nước của chúng tôi và đang tiếp tục gắn bó, nhiệt tình thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác về mọi mặt với Việt Nam trong thời kỳ mới.
Tôi tin rằng, chuyến thăm cấp nhà nước lần này là dịp tốt để chúng tôi hiểu biết thêm về đất nước và nhân dân Ấn Độ, được tận mắt chứng kiến những thành tựu mới của đất nước các bạn và sẽ làm sâu đậm thêm những cảm xúc và ấn tượng tốt đẹp nêu trên. Chuyến thăm chắc chắn sẽ góp phần đưa quan hệ hợp tác chiến lược Việt Nam-Ấn Độ lên một tầm cao mới.
- Ngài đánh giá như thế nào về quan hệ song phương Việt Nam-Ấn Độ hiện nay và trong tương lai?
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Quan hệ hữu nghị, gắn bó giữa Việt Nam và Ấn Độ có nguồn gốc rất sâu xa, không chỉ bắt nguồn từ những sự giao thoa về văn hóa, sự tương đồng về nhiều mặt, mà còn từ tình đoàn kết trong cuộc đấu tranh chống thực dân, vì độc lập của mỗi nước, từ tình hữu nghị thắm thiết giữa các vị lãnh tụ của hai dân tộc là Hồ Chí Minh, Gandhi, Nehru...
Mối quan hệ đó càng có điều kiện phát triển thuận lợi sau khi hai nước kiến lập quan hệ ngoại giao vào năm 1972 và được nâng lên tầm cao mới, lan tỏa ra mọi lĩnh vực, cả trên bình diện song phương và đa phương từ khi hai nước xác lập quan hệ đối tác chiến lược cách đây sáu năm.
Về chính trị, đó là sự hợp tác mật thiết ở các cấp, các ngành, trước hết là ở cấp cao trên tinh thần tin cậy lẫn nhau, chia sẻ quan điểm, phối hợp hành động về các vấn đề liên quan tới hòa bình và hợp tác bình đẳng giữa các dân tộc.
Về kinh tế, tốc độ trao đổi ngày càng gia tăng; quy mô, lĩnh vực và phương thức hợp tác ngày càng mở rộng; chất lượng, hiệu quả ngày càng nâng cao.
Về giáo dục và khoa học, những lĩnh vực quyết định đối với sự phát triển của mỗi nước, đó là sự tăng cường chia sẻ kiến thức, hợp tác đào tạo, phối hợp nghiên cứu; trong đó Ấn Độ dành cho Việt Nam sự giúp đỡ hết sức quý báu.
Về văn hóa là sự đẩy mạnh giao lưu nhân dân, thúc đẩy giao thoa, chia sẻ giá trị, làm nền tảng xã hội và tinh thần cho quan hệ gắn bó giữa hai dân tộc.
Về an ninh-quốc phòng, sự hợp tác được mở rộng trên các lĩnh vực trao đổi thông tin, tham vấn chính sách, đào tạo cán bộ, công nghệ quốc phòng, an ninh phi truyền thống v.v...
Chúng ta có cơ sở để hài lòng về những kết quả đã đạt được trong việc thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam-Ấn Độ thời gian qua; đồng thời tin tưởng, hy vọng vào sự phát triển tốt đẹp hơn nữa của mối quan hệ đó trong thời gian tới.
Chúng tôi nhận thức rõ rằng, tiềm năng mở rộng, đi sâu, nâng cao hiệu quả của mối quan hệ Việt Nam-Ấn Độ còn nhiều; và một trong những mục đích chính của chuyến thăm Ấn Độ lần này là chúng tôi sẽ cùng các nhà lãnh đạo Ấn Độ trao đổi, tìm ra những biện pháp định hướng thiết thực, hữu hiệu để thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Ấn Độ đi vào chiều sâu và thực chất hơn, biến những tiềm năng thành hiện thực, vì lợi ích của nhân dân hai nước.
Ấn Độ hoàn toàn có điều kiện để trở thành một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Việt
Nhân dịp này, tôi muốn gửi tới Chính phủ và nhân dân Ấn Độ lời cảm ơn chân thành về sự đoàn kết, ủng hộ đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam trong những năm qua; khẳng định mong muốn và quyết tâm của lãnh đạo và nhân dân Việt Nam không ngừng tiếp tục củng cố, tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước chúng ta trong thời gian tới.
- Việt Nam đã tiến hành đổi mới được hơn một phần tư thế kỷ. Đề nghị Ngài cho biết những thành tựu chính và tương lai của công cuộc đổi mới ở Việt
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Trong gần 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, nhân dân Việt
Đất nước chúng tôi đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước, kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao, đến nay đã ra khỏi tình trạng nước kém phát triển, đạt trình độ nước có thu nhập trung bình tính theo đầu người; đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp dân cư ngày càng được cải thiện; giành nhiều thành tựu đáng ghi nhận trong việc thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc, trong đó nổi bật là thành tựu xóa đói, giảm nghèo; sự ổn định chính trị-xã hội được bảo đảm, dân chủ trong xã hội ngày càng được mở rộng, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được củng cố và hoàn thiện; chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng.
Mặc dầu vậy chúng tôi vẫn còn phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức mà gần đây là tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.
Hiện nay, chúng tôi chủ trương ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững, đồng thời phấn đấu để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Chúng tôi đang tập trung thực hiện ba khâu đột phá chiến lược là hoàn thiện thể chế kinh tế, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng kết cấu hạ tầng. Đồng thời chú trọng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, đẩy lùi tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; thực hiện công bằng xã hội, phát triển văn hóa... từng bước thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh."
- Xin Ngài cho biết những nét mới trong chính sách đối ngoại của Việt
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Chúng tôi thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế theo tinh thần Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của tất cả các nước và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Trên cơ sở đường lối nói trên, phù hợp với thế và lực mới của đất nước và tình hình mới ở khu vực và trên thế giới, một mặt chúng tôi nỗ lực củng cố, phát triển quan hệ ổn định, có chiều sâu với các nước láng giềng, các nước trong khu vực, các nước lớn; tăng cường quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, các nước đang phát triển.
Mặt khác, chúng tôi hội nhập sâu hơn nữa vào nền kinh tế thế giới với việc tham gia xây dựng Cộng đồng ASEAN; đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định đối tác kinh tế (RCEP), về việc hình thành khu vực mậu dịch tự do với Liên minh châu Âu và Liên minh Thuế quan với Nga-Belarus-Kazakhstan; mở rộng hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực khác như tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016; đăng cai tổ chức Hội nghị Cấp cao APEC năm 2017 nhằm góp phần tích cực và có trách nhiệm vào sự nghiệp hòa bình và hợp tác bình đẳng trên thế giới.
Về vấn đề Biển Đông, chúng tôi luôn kiên trì chủ trương thông qua thương lượng hòa bình để đi tới giải pháp cơ bản, lâu dài về những bất đồng, tranh chấp giữa các bên liên quan trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Trước mắt, các bên cần nghiêm chỉnh tuân thủ Tuyên bố về cách ứng xử giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), đồng thời, đẩy nhanh quá trình hình thành Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).
Tôi nghĩ rằng, hòa bình, ổn định, an ninh hàng hải và hợp tác cùng có lợi trên Biển Đông là lợi ích thiết yếu của nhiều quốc gia, cả trong và ngoài khu vực; chúng tôi đánh giá cao lập trường xây dựng của Ấn Độ trên vấn đề này.
- Việt Nam là thành viên ASEAN. Ngài có thể cho biết suy nghĩ của mình về hợp tác giữa Ấn Độ và ASEAN?
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Giữa các nước thành viên ASEAN và Ấn Độ từ lâu đã có mối liên hệ mật thiết về văn hóa, lịch sử, kinh tế, chia sẻ nhiều lợi ích và quan điểm tương đồng trên các vấn đề quốc tế.
20 năm trước, hai bên đã thiết lập quan hệ đối thoại, kể từ đó quan hệ hợp tác giữa hai bên đã liên tục phát triển trên nhiều lĩnh vực.
Gần đây, chủ trương của ASEAN thắt chặt quan hệ với Ấn Độ đã bắt gặp "chiến lược hướng Đông" của Ấn Độ và hai bên đã quyết định nâng quan hệ lên tầm đối tác chiến lược từ năm 2012, đánh dấu mốc mới trong sự hợp tác ASEAN-Ấn Độ.
Ngày nay, Ấn Độ là bạn hàng thứ 6 của ASEAN với kim ngạch buôn bán hai chiều lên tới gần 72 tỷ USD và dự kiến sẽ đưa lên mức 100 tỷ vào năm 2015.
ASEAN coi trọng và đánh giá cao vai trò tích cực của Ấn Độ trong Diễn đàn an ninh khu vực (ARF), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), lập trường của Ấn Độ về vấn đề Biển Đông, sự ủng hộ mạnh mẽ của Ấn Độ đối với quá trình hình thành cộng đồng ASEAN và những đóng góp thiết thực của Ấn Độ cho các quỹ phát triển ASEAN, Quỹ hợp tác ASEAN-Ấn Độ, Quỹ phát triển khoa học-công nghệ và Quỹ xanh ASEAN-Ấn Độ...
Trong thời gian tới, hai bên đứng trước yêu cầu gia tăng sự kết nối toàn diện, nhất là về hạ tầng giao thông, thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư, khoa học, du lịch...; nỗ lực sớm ký Hiệp định về dịch vụ, đầu tư, hình thành Khu vực mậu dịch tự do, đẩy mạnh hợp tác trong việc đối phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, phối hợp chặt chẽ tại các cơ chế khu vực do ASEAN đóng vai trò trung tâm. ASEAN và Ấn Độ cần cùng nhau hành động kiên quyết và sáng tạo hơn nữa.
Với tư cách là một thành viên tích cực của ASEAN và người bạn gần gũi của Ấn Độ, Việt Nam sẽ tiếp tục làm hết sức mình để góp phần vào việc không ngừng thúc đẩy, tăng cường quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Ấn Độ./.
Theo TTXVN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin