Nhân dịp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu Đoàn đại biểu tham dự Phiên thảo luận Cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) khóa 68 diễn ra tại Niu Y-oóc, Hoa Kỳ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc đã có bài viết về mối quan hệ Việt Nam - LHQ, trong đó nhấn mạnh Việt Nam luôn là thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm của tổ chức chính trị lớn nhất hành tinh. Xin
Nhân dịp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu Đoàn đại biểu tham dự Phiên thảo luận Cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) khóa 68 diễn ra tại Niu Y-oóc, Hoa Kỳ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc đã có bài viết về mối quan hệ Việt Nam - LHQ, trong đó nhấn mạnh Việt Nam luôn là thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm của tổ chức chính trị lớn nhất hành tinh. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.
|
Tháng 9-2009, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tham dự Hội nghị thượng đỉnh của HĐBA LHQ , khi Việt
|
Ngay khi đất nước ta mới giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi Đại hội đồng LHQ, các đại diện của Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc, Anh... yêu cầu “công nhận nền độc lập ấy và nhận chúng tôi vào Hội đồng Liên hợp quốc”.
Kể từ đó, Việt Nam đã vượt qua nhiều thử thách khắc nghiệt, phấn đấu vì những mục tiêu thiêng liêng của đất nước, đồng thời cũng là những lý tưởng của LHQ là hòa bình, quyền tự quyết, bình đẳng cho mọi dân tộc. Đến ngày 20-9-1977, Việt
Nhìn lại chặng đường đã qua, có thể thấy hoạt động của chúng ta tại LHQ là sự triển khai nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển. Với nhiều đóng góp tích cực trong 36 năm qua, bạn bè thế giới thực sự đã xem Việt
Việc chúng ta đẩy mạnh triển khai đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên nhiều hướng, trong nhiều khuôn khổ và nhiều hình thức khác nhau sẽ góp phần tăng cường hơn nữa vai trò và vị thế của Việt Nam là thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm của LHQ.
Thứ nhất, chúng ta đang tham gia ngày một rộng rãi và hiệu quả hơn vào các cơ chế hoạch định chính sách của LHQ. Việt
Tại các cơ quan trên, chúng ta đã chủ động, tích cực cùng các nước thành viên, trong đó có tất cả các nước lớn trên thế giới, giải quyết các vấn đề quan trọng của thế giới liên quan đến hòa bình, an ninh, phát triển và thúc đẩy quyền con người. Vai trò và đóng góp của Việt Nam, nhất là tại Hội đồng Bảo an LHQ, đặc biệt là các sáng kiến về thông qua Nghị quyết về vai trò của phụ nữ và hòa bình, an ninh (2009), về đổi mới phương thức làm việc của Hội đồng Bảo an, được các nước trong và ngoài Hội đồng Bảo an đánh giá cao.
Những đóng góp đó đã góp phần tạo “dấu ấn” của Việt
Thứ hai, Việt
Trên lĩnh vực hòa bình-an ninh, cùng với đại đa số các nước Không liên kết, đang phát triển, Việt
Chúng ta là thành viên của hầu hết các điều ước quốc tế về giải trừ quân bị. Chúng ta luôn tuân thủ và thực hiện đầy đủ Nghị quyết 1540 của Hội đồng Bảo an LHQ về chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và nhiều nghị quyết liên quan khác.
Một mốc son mới trên tiến trình hội nhập quốc tế của Việt
Trên lĩnh vực phát triển, từ một nước nghèo bị bao vây cấm vận, chúng ta đã vươn lên mạnh mẽ để trở thành một nước có thu nhập trung bình thấp.
Tuy có trình độ phát triển kinh tế chưa cao so với nhiều nước trong và ngoài khu vực, chúng ta có thể tự hào vì Việt
Trước những nỗ lực không mệt mỏi đó, hoàn toàn không phải ngẫu nhiên LHQ đã chọn Việt
Thực tế trong các năm qua, sáng kiến này đã có những thành công nhất định, tăng cường tính gắn kết và nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ Việt
Trên lĩnh vực bảo đảm quyền con người, chúng ta đã và đang luật hóa và bảo đảm ngày một tốt hơn trên thực tế các quyền của người dân. Bản dự thảo Hiến pháp hiện nay là một minh chứng rõ ràng cho việc này, với nhiều quy định chi tiết hơn về các quyền con người và quyền công dân cơ bản. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của chúng ta ngày càng được hoàn thiện hơn, với nhiều quy định cụ thể hóa những quyền cơ bản trong Hiến pháp, đồng thời tiếp cận ngày càng gần tới các tiêu chuẩn của quốc tế, điển hình là Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Người khuyết tật...
Tại các diễn đàn quốc tế, Việt
Hiện nay, Việt
Thực hiện nghĩa vụ một quốc gia thành viên của LHQ, Việt Nam đã hết sức nghiêm túc chuẩn bị và bảo vệ thành công Báo cáo Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) tại Hội đồng Nhân quyền LHQ năm 2009. Hiện nay, chúng ta đang trong giai đoạn hoàn tất Báo cáo UPR chu kỳ 2 và chuẩn bị bảo vệ báo cáo này vào tháng 1-2014.
Những năm gần đây cũng chứng kiến nhiều hoạt động hợp tác sôi động giữa Việt
Qua đó, LHQ đã nhận định Việt
Để có được những thành tựu nêu trên, việc triển khai chủ trương đối ngoại của Đảng và Nhà nước đã nhận được sự quan tâm và trực tiếp tham gia triển khai của lãnh đạo các cấp, đặc biệt là lãnh đạo cấp cao.
Có thể thấy rằng, thông qua diễn đàn LHQ, chúng ta đã giới thiệu một cách có hiệu quả đường lối đối ngoại hòa bình, hữu nghị, rộng mở, cùng những thành tựu toàn diện của công cuộc đổi mới của Việt Nam. Qua đó, chúng ta cũng tiếp cận được những kinh nghiệm và sự trợ giúp quý báu của LHQ và các nước, phục vụ phát triển đất nước.
Sự tham gia chủ động, tích cực và có trách nhiệm của Việt Nam vào việc xây dựng chính sách, cải tổ hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống LHQ theo hướng đáp ứng ngày càng tốt hơn những thách thức toàn cầu, yêu cầu cụ thể về phát triển của các quốc gia theo hướng hiệu quả, dân chủ hơn, phù hợp với các sứ mệnh được các nước thành viên giao phó.
Nhìn lại quá trình trên, chúng ta có thể vui mừng trước những đóng góp tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Việt Nam tại LHQ đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Điều này cũng hối thúc chúng ta phải ngày càng phát huy hơn nữa vai trò và vị thế của Việt Nam tại LHQ.
Với đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước, với kinh nghiệm và thành tựu đã tích lũy được trong hoạt động ngoại giao đa phương nhiều năm qua, cùng sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, chúng ta có cơ sở thuận lợi để làm tốt nhiệm vụ đó, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, và tích cực đóng góp cho cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc
Theo QĐND Online
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin