Ngày 31/5/1946, hai chiếc máy bay chở Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn Chính phủ ta đi thăm chính thức nước Pháp. Thông qua ông Hoàng Xuân Mạn- Chủ tịch Hội Việt kiều ở Pháp, đồng chí Trần Đại Nghĩa đã được tiếp kiến Chủ tịch Hồ Chí Minh.
>> Kỳ 1: Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa trong cách mạng giải phóng dân tộc
>> Kỳ 2: Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa trong kháng chiến chống Mỹ và trong xây dựng đất nước
Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa được Bác Hồ trực tiếp bồi dưỡng. Ảnh: Internet
|
Ngày 31/5/1946, hai chiếc máy bay chở Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn Chính phủ ta đi thăm chính thức nước Pháp. Thông qua ông Hoàng Xuân Mạn- Chủ tịch Hội Việt kiều ở Pháp, đồng chí Trần Đại Nghĩa đã được tiếp kiến Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Từ đó, Bác cũng chỉ thị cho đồng chí thường xuyên đến thăm Bác, cùng với Bác đi thăm các tổ chức Việt kiều, các tổ chức Đảng Cộng sản Pháp, thăm điện Vec-xây, vùng Nooc-mang-di...
Với Bác Hồ
Ngày 8/9/1946, Bác cho biết Hội nghị Phong-ten-no-blo không thành công và bảo đồng chí cùng với Bác về nước. Chiếc tàu chiến của Pháp đưa Bác Hồ về nước từ Tu-long đến Hải Phòng lênh đênh trên mặt biển đúng 40 ngày.
Trong cuộc hành trình về nước, Bác đã mở lớp chính trị 40 ngày để bồi dưỡng cho các đồng chí đi cùng về Chủ nghĩa Mác-Lê-nin, lý luận và thực tiễn, ứng dụng trên thế giới và Việt Nam.
Lớp huấn luyện này trên chiến hạm của địch, không có chương trình định trước, không có bài giảng theo lớp chính quy, chỉ do Bác trực tiếp tổ chức nhưng đã giúp cho đồng chí cùng các anh em trí thức một hành trang đầy đủ trước khi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ và gian khổ.
Ngày 5/12/1946, Bác Hồ cho mời Trần Đại Nghĩa đến Bắc Bộ phủ và trực tiếp giao nhiệm vụ cho đồng chí làm Cục trưởng Cục Quân giới và đặt tên mới cho đồng chí là Trần Đại Nghĩa. Trong năm 1947, năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, cuối mỗi quý, Bác đã gửi cho đồng chí riêng khoảng 1 trang, nói về việc Bộ Quốc phòng báo cáo về công tác của đồng chí. Bác luôn cổ vũ và nhắc nhở phải phục vụ chiến tranh du kích mạnh mẽ hơn và giúp địa phương tự lực được nhiều hơn.
Bước sang cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, sau Hiệp định Genève 1954, đồng chí cùng một số anh em khác trong quân giới được chuyển ra khỏi quân đội.
Từ những năm 1960, là Thứ trưởng Bộ Công nghiệp, đồng chí thường được tham dự các cuộc họp của Hội đồng Chính phủ do Bác chủ trì. Đồng chí thường xuyên được gặp Bác, được Bác góp nhiều ý kiến quý báu, cũng như đi thực tế cùng Bác ở các tỉnh trên đường Hà Nội- Lào Cai, Hà Nội- Cao Bằng.
Sau sự kiện vịnh Bắc Bộ 1965, đánh giá cuộc kháng chiến chống Mỹ sắp đến thời kỳ mới, đồng chí đã báo cáo trực tiếp với Bác Hồ về phương pháp phòng thủ chủ động, từ phương pháp của đồng chí, Bộ Quốc phòng nghiên cứu ứng dụng cụ thể, cùng với các tổ chức Đảng, chính quyền thực hiện triệt để trong cả nước và kết quả đạt được rất khả quan.
Đầu năm 1966, đồng chí làm Chủ nhiệm Ủy ban Xây dựng cơ bản Nhà nước và Ủy ban Khoa học kỹ thuật Nhà nước, Bác Hồ có ý kiến chuyển đồng chí về lại làm công tác quốc phòng và đảm nhiệm thêm chức vụ Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần phụ trách về kỹ thuật quốc phòng.
Được Bác trực tiếp bồi dưỡng, đào tạo, hỗ trợ mọi điều kiện thuận lợi đã góp phần to lớn giúp đồng chí hoàn thành nhiệm vụ được giao, phát huy xây dựng và phát triển đội ngũ trên mặt trận khoa học kỹ thuật trong cuộc đấu tranh vũ trang để giải phóng đất nước.
Với quê hương Vĩnh Long
Vùng đất Vĩnh Long địa linh nhân kiệt đã nuôi dưỡng và hun đúc nên một ý chí, trong bối cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm chiếm, trải qua một quá trình dài rèn luyện, tu dưỡng đã trở thành Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa, nhà kỹ thuật quân sự lỗi lạc, một đại trí thức tài trí xuất chúng, tiêu biểu của giới trí thức cách mạng Việt Nam, đã theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, của Bác Hồ, trở về nước để tham gia góp sức mình trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, cụ thể là chế tạo súng đạn cho bộ đội đánh giặc.
Nhắc đến đồng chí Trần Đại Nghĩa mọi người không chỉ nói về tài năng mà còn nói đến đức độ, sự khiêm tốn và bình dị của đồng chí, người được Đại tướng Võ Nguyên Giáp gọi là ‘’ông Phật làm súng’’.
Tổ quốc và nhân dân mãi mãi ghi nhớ công lao và sự nghiệp của Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa, nhà khoa học anh hùng đã trọn đời vì đại nghĩa. Cả cuộc đời của ông là tấm gương sáng cho chúng ta, nhất là cho các thế hệ thanh niên, học sinh, sinh viên noi theo trên bước đường đời rèn luyện tài đức, ý chí và tài năng phụng sự Tổ quốc.
Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay chúng ta đang trên đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa, xây dựng đất nước giàu mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc Việt
Để ghi nhớ công lao to lớn của đồng chí, nhiều công trình tại các đơn vị, địa phương trong cả nước đã được vinh dự mang tên đồng chí: phố Trần Đại Nghĩa ở Hà Nội, đường Trần Đại Nghĩa tại TP Đà Nẵng, đường Trần Đại Nghĩa tại TP Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, tên của ông còn được đặt cho một số trường học trên cả nước, trong đó có Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, Trường Đại học Trần Đại Nghĩa ở TP Hồ Chí Minh; Trường Tiểu học Trần Đại Nghĩa ở TP Vĩnh Long và Trường THPT Trần Đại Nghĩa ngay tại quê hương đồng chí (huyện Tam Bình)...
Tỉnh ủy, UBND tỉnh Vĩnh Long đã đề xuất với Trung ương và được sự chấp thuận về việc khởi công xây dựng Khu tưởng niệm Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa với quy mô diện tích 16.526m2 tại ấp Mỹ Phú I, xã Tường Lộc, huyện Tam Bình. Đây là công trình để Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Long mãi mãi ghi nhớ công lao của đồng chí Trần Đại Nghĩa- người con ưu tú quê hương Vĩnh Long và giáo dục truyền thống cho thế hệ hôm nay và mai sau. |
* Theo tài liệu của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin