Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hòa bình được lập lại, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, đồng chí Trần Đại Nghĩa được Chính phủ cho chuyển ngành, phụ trách công tác ngoài quân đội. Năm 1966, đồng chí trở lại phục vụ trong quân đội với chức vụ Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, chuyên trách theo dõi, chỉ đạo về mặt vũ khí quốc phòng, đồng thời vẫn giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Khoa
Ảnh từ trái sang: Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Giáo sư Lê Văn Thiêm.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hòa bình được lập lại, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, đồng chí Trần Đại Nghĩa được Chính phủ cho chuyển ngành, phụ trách công tác ngoài quân đội. Năm 1966, đồng chí trở lại phục vụ trong quân đội với chức vụ Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, chuyên trách theo dõi, chỉ đạo về mặt vũ khí quốc phòng, đồng thời vẫn giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước.
Trần Đại Nghĩa trong kháng chiến chống Mỹ
Từ đầu 1966, ta có đội ngũ cán bộ quân giới tương đối sau 20 năm xây dựng và được các nước xã hội chủ nghĩa giúp đỡ về vũ khí hiện đại. Về phía đế quốc Mỹ thì từ 1966 mạnh hơn đế quốc Pháp nhiều lần với vũ khí và trang thiết bị hiện đại.Với tình hình chiến trường, chiến lược, chiến thuật ta có nhiều điểm khác với các nước, nên ngoài việc nhận các vũ khí viện trợ, ta phải tự nghiên cứu sản xuất, cải tiến vũ khí mới cho phù hợp với tình hình thực tế.
Trong thời kỳ này, đồng chí quan tâm đến ứng dụng các thành tựu của toán học trong lĩnh vực quân sự. Đồng chí đã cho dịch các tài liệu của Liên Xô về vấn đề này ra tiếng Việt để phổ biến trong quân đội và đích thân điều hành nhiều buổi thuyết trình về đề tài vận dụng toán học trong quốc phòng cho các sĩ quan quân đội ta.
Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, đồng chí đã áp dụng những kinh nghiệm quý báu kháng chiến chống Pháp, đồng thời căn cứ vào những kinh nghiệm quý của chiến tranh thế giới thứ II, với điều kiện chủ yếu là chiến tranh du kích, hoạt động vùng rừng núi và trong lòng địch nên ta cần các loại vũ khí nhẹ, dễ chuyên chở bằng sức người. Đồng chí cùng các cộng sự đã nghiên cứu sản xuất và cải tiến các loại vũ khí như súng cối 120 1y, cao xạ 37 ly rất nhẹ...
Các loại vũ khí, khí tài mới mà đế quốc Mỹ dùng ở Việt Nam gồm rất nhiều loại như: bom bi, bom lade, bom từ trường, cây nhiệt đới, tia hồng ngoại, máy đếm, máy nhiễu thông tin, lựu đạn có ngòi nổ vi điện tử, đạn vi điện tử, mìn lá... nhiều kiểu máy bay trong đó có B52. Từ ngày 8/12/1972, Mỹ sử dụng B52 đánh phá miền Bắc nước ta và lần đầu đánh phá Hà Nội.
B52 là loại máy bay được cho là bất khả xâm phạm, nó có khả năng gây nhiễu rất lớn, các phương tiện điện tử của ta không phát hiện được, bên cạnh nó cũng gây nhiễu tên lửa không đối không, nên tên lửa sẽ nổ trước khi đến gần B52.
Đồng chí cùng các anh em phải nghiên cứu chống nhiễu của B52 đối với tên lửa SAM-2. Bên cạnh, còn áp dụng một số biện pháp đơn giản chống lại như: dùng các loại vũ khí phòng không thông thường bắn B52 như cao xạ 100 ly, pháo 100 ly, tên lửa chống nhiễu... từ đó nhiều máy bay B52 đã bị bắn rơi. Bị thua đau trong 12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nội, đầu năm 1973, buộc Mỹ phải ký hiệp định rút quân khỏi Việt Nam.
Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, trên cương vị Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, với trí tuệ bác học uyên thâm và kinh nghiệm thực tế từng trải qua chiến tranh thế giới thứ hai và kháng chiến chống thực dân, đồng chí Trần Đại Nghĩa đã góp phần quan trọng chỉ đạo công tác kỹ thuật quân sự, một lĩnh vực quan trọng về sức mạnh chiến đấu của quân đội ta.
Đồng chí vừa là người thầy, cố vấn khoa học kỹ thuật đa năng, là chỗ dựa cho cán bộ kỹ thuật quân sự của quân đội ta trong cuộc đối đầu trí tuệ chống lại kỹ thuật chiến tranh hiện đại của đế quốc Mỹ, từ việc cải tiến vũ khí, khí tài của ta để nâng cao hiệu quả chiến đấu của bộ đội, đến việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật chống hàng rào điện tử Macnamara, phá bom từ trường, rà phá ngư lôi, biện pháp chống nhiễu và đánh pháo đài bay B52...
Ngày 8/6/1978, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã thành lập Ban cán sự Đảng Viện Khoa học Việt Nam do đồng chí Trần Đại Nghĩa làm Bí thư.
|
Ngay sau ngày miền
Từ tháng 2/1977, đồng chí thôi kiêm giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước để tập trung làm nhiệm vụ Viện trưởng Viện Khoa học Việt
Đầu năm 1977, Chính phủ đã điều động nhiều nhà khoa học quản lý từ nhiều cơ quan khác nhau về Viện Khoa học Việt
Nhiệm vụ của Viện Khoa học Việt Nam là phấn đấu để trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học lớn của nước ta, đi sát phương hướng phát triển khoa học hiện đại của thế giới, theo sát những mục tiêu trước mắt và lâu dài của kế hoạch kinh tế quốc dân, phải làm cho công tác khoa học gắn liền với đời sống, sản xuất.
Dưới sự chỉ đạo của đồng chí Trần Đại Nghĩa, Ban lãnh đạo đã tập trung bàn về phương hướng dài hạn phát triển Viện Khoa học Việt Nam trong 3 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất (từ 1977 đến hết 1980) là bước hình thành các hướng chính, các tổ chức chính. Giai đoạn thứ 2 (từ 1981 đến 1990) là giai đoạn phát triển và có đóng góp cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Giai đoạn thứ 3 (từ 1991trở đi) là giai đoạn tiên tiến, đạt tới một số thành tựu khoa học trình độ quốc tế.
Ngày 8/6/1978, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã thành lập Ban cán sự Đảng Viện Khoa học Việt Nam do đồng chí Trần Đại Nghĩa làm Bí thư. Ban lãnh đạo do đồng chí gánh vác một trách nhiệm xây dựng Viện Khoa học Việt
Đồng chí luôn chú ý đến chất lượng cán bộ, cân đối giữa các loại kỹ sư, trung cấp, công nhân giỏi. Đồng chí đã nêu lên 4 nguyên tắc để thành lập một đơn vị nghiên cứu mới: phải có nhiệm vụ rõ ràng, đề tài nghiên cứu; phải có cán bộ đầu ngành; phải có trang thiết bị cần thiết; phải có nhà cửa, vật chất.
Đồng chí cũng đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng thế hệ trẻ, đến việc xây dựng đội ngũ các nhà khoa học giỏi, các công nhân lành nghề. Đồng chí luôn day dứt lo lắng do lực lượng này còn quá mỏng, sử dụng không đúng chỗ thì với tình trạng trên, nhiều đề án nghiên cứu sẽ khó áp dụng vào thực tế sản xuất.
Năm 1979, Viện Khoa học Việt Nam được giao nhiệm vụ phối hợp với Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô để thực hiện chương trình khoa học cho chuyến bay vào vũ trụ của đồng chí Phạm Tuân. Đồng chí Trần Đại Nghĩa cùng với Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu đã tích cực chuẩn bị cho chương trình này.
Chương trình nghiên cứu khoa học của chuyến bay phối hợp Liên Xô- Việt
Dưới sự chỉ đạo của Viện sĩ Trần Đại Nghĩa, cán bộ, công nhân viên chức của viện đã nỗ lực vươn lên, vừa xây dựng lực lượng, vừa tiến hành nghiên cứu khoa học với mục đích đem khoa học phục vụ đời sống, sản xuất, quản lý kinh tế và quản lý xã hội.
Trong những năm 1977- 1983, trong hoàn cảnh đất nước có nhiều khó khăn, dưới sự lãnh đạo của đồng chí Trần Đại Nghĩa các nhà khoa học ở Viện Khoa học Việt Nam đã phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, đã định hướng cho các hoạt động của mình. Vị trí của viện được khẳng định trong giới khoa học ở trong nước và ngoài nước.
(Còn tiếp)
* Theo tài liệu của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin