LTS: Hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày sinh Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa, Báo Vĩnh Long trân trọng giới thiệu loạt bài về ông- nhà bác học lỗi lạc bậc nhất của Việt Nam thế kỷ XX. Không chỉ có niềm đam mê nghiên cứu khoa học, trong ông còn có lòng yêu nước nồng nàn.
LTS: Hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày sinh Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa, Báo Vĩnh Long trân trọng giới thiệu loạt bài về ông- nhà bác học lỗi lạc bậc nhất của Việt Nam thế kỷ XX. Không chỉ có niềm đam mê nghiên cứu khoa học, trong ông còn có lòng yêu nước nồng nàn.
Chế tạo súng Ba-dô-ca
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tình hình cách mạng nước ta ngày càng trở nên vô cùng khó khăn bởi các thế lực đế quốc phản động luôn luôn tìm cách bóp chết chính quyền non trẻ vừa mới thành lập. Ngày 23/9/1945, quân Pháp được quân Anh hỗ trợ đã nổ súng đánh chiếm Sài Gòn. Chiến tranh đã nhanh chóng lan ra khắp miền
Ngày 16/12/1946, chỉ huy quân đội Pháp ở miền Bắc Đông Dương, tướng Mooc-li-e đã liên tiếp gửi hai bức tối hậu thư cho Chính phủ ta. Theo đó, họ đòi tước vũ khí của quân đội và dân quân, tự vệ ta và tuyên bố: “Quân Pháp sẽ tự mình đảm nhận trị an tại Hà Nội, chậm nhất là vào sáng 20/12/1946”.
Trước tình hình đó, ngày 19/12/1946, Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Tình hình lúc giờ, tổng số quân Pháp ở Đông Dương đã lên tới 90.000 người, trong đó có khoảng trên 10.000 quân đóng tại Hà Nội, quân số của ta cũng xấp xỉ.
Song về trang bị khí tài thì ta kém xa so với quân địch. Quân đội ta chỉ có bộ binh, vũ khí trang bị sơ sài, chỉ khoảng một phần ba có súng với rất ít đạn. Do đó vấn đề sản xuất vũ khí là mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước ta lúc này, trước khi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ và không có sự viện trợ từ bên ngoài.
Tại Hội nghị quân sự được tổ chức đầu năm 1947 ở Trúc Sơn (huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Đông), kỹ sư Trần Đại Nghĩa vừa được Bác Hồ bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Quân giới đã có bài phát biểu nói lên quyết tâm và niềm tin của cán bộ, công nhân ngành quân giới trong việc tự sản xuất vũ khí hiện đại cung cấp cho quân đội.
Đồng chí Trần Đại Nghĩa đã đại diện cho Cục Quân giới đón nhận Huân chương Quân công hạng 3 của Chính phủ tặng về thành tích của ngành quân giới trong chiến dịch Thu Đông. |
Trong thời gian đóng quân tại trường tiểu học của huyện lỵ Ứng Hòa, đồng chí đã trực tiếp giảng dạy cho cán bộ trẻ những lý thuyết cơ bản về nội pháo, ngoại pháo, các tính năng của thuốc nổ, thuốc phóng... và nghiên cứu chế tạo súng Ba-dô-ca.
Đêm 2/3/1947, cùng với các đồng chí khác, Trần Đại Nghĩa được nghe trình bày ta đang không còn khả năng giữ chân Pháp được nữa, quân Pháp có khả năng chọc thủng mặt trận Cầu Mới- Hà Đông và nhiệm vụ sản xuất cấp tốc đạn Ba-dô-ca cũng được gấp rút tiến hành.
Sáng ngày 3/3/1947, xe tăng và cơ giới có máy bay yểm trợ chiếm TX Hà Đông, qua Mai Lĩnh, Trúc Sơn, cắm chốt và đang chọc ra phía Xuân Mai. Ngay từ đêm hôm trước, một tiểu đội Ba-dô-ca đánh xe tăng đã được huấn luyện cấp tốc được bố trí dọc đê. Hai chiếc xe tăng bị bắn cháy, bọn địch hoảng loạn quay đầu rút lui. Việc xuất hiện bất ngờ của loại vũ khí mới đã gây thiệt hại lớn và hoang mang cho địch.
Như vậy, việc sản xuất đạn Ba-dô-ca của ta đã thành công. Đồng chí Trần Đại Nghĩa cùng với các nhà khoa học trẻ đã tiếp tục nghiên cứu, sản xuất và cải tiến thêm súng đạn Ba-dô-ca để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cũng như yêu cầu ngày càng nhiều của chiến đấu.
Sản xuất vũ khí hạng nặng
Vào cuối năm 1948, đầu năm 1949, chiến sự diễn ra ngày càng ác liệt, đòi hỏi phải có thêm vũ khí khác ngoài Ba-dô-ca để phục vụ chiến đấu. Trong những năm này, ta chuyển sang nghiên cứu sản xuất các loại súng cối hạng nặng, trong đó có súng không giật SKZ.
Đến tháng 5/1947, Cục Quân giới được lệnh chuyển qua Bắc Kạn. Tại đây, đồng chí cùng các cộng sự đã nghiên cứu, sản xuất thành công loại đạn súng cối 40mm theo kiểu của Nhật và loại súng cối cỡ 50,8mm theo kiểu của Anh.
Cuối năm 1947, Ty Quân giới của Khu 4 đã được thành lập. Ngày 2/9/1948, đồng chí tham dự hội nghị Quân giới toàn quân lần đầu tiên tổ chức tại Thái Nguyên. Hội nghị thảo luận về chủ trương chuẩn hóa các loại vũ khí cơ bản của quân đội và trao đổi kinh nghiệm của các nơi. Từ đó các loại vũ khí ta đã có như lựu đạn, Ba-dô-ca, tronblom, V.B, A.T, các loại bom, mìn, mìn nổ chậm... dần đi vào sản xuất đồng bộ.
Năm 1949, Cục Quân giới chuyển từ Phúc Triều lên Chợ Mới, tiếp tục sản xuất hàng loạt vũ khí đã có, đồng thời phát triển các vũ khí như súng phóng bom, súng cối 120 1y. Thấy ta có Ba-dô-ca, địch cho tăng bề dày của công sự bê tông cốt thép lên 80cm.
Đồng chí Trần Đại Nghĩa nghĩ đến vấn đề chế tạo súng SKZ 50 ly. Do không có tài liệu về vũ khí này, đồng chí đã cùng các cộng sự căn cứ vào thực tế nhu cầu của chiến đấu mà nghiên cứu sáng tạo ra, từ lý thuyết, qua thực nghiệm, thiết kế sản xuất. Việc sản xuất vũ khí này mất 2 năm rưỡi mới thành công và phát huy được tác dụng rất lớn.
Đến cuối năm 1949, Bộ Tổng tham mưu ra chỉ thị, tầm xa 500m không thích hợp với yêu cầu của chiến đấu chiến thuật nữa, cần có loại vũ khí bắn tầm xa hơn. Đồng chí cùng các anh em đã vận dụng các bình chứa oxy để sản xuất súng có nòng 200 ly. Ngoài súng SKZ 50, súng lớn, súng phóng bom, ta còn phát triển các loại mìn nổ chậm, mìn cháy chậm để phục vụ yêu cầu chiến đấu của các đơn vị đặc công...
Súng Ba-dô-ca chỉ là một ống rỗng hai đầu dùng để định hướng bay cho viên đạn đúng vào mục tiêu. Đạn Ba-dô-ca là một tên lửa nhỏ, ở đầu lắp một cái phễu chứa thuốc nổ, khi nổ, đạn lõm tạo ra một luồng khí dạng xung quanh, nhiệt độ cao, có tác dụng xuyên rất lớn qua các tấm thép dài 10cm, bê tông dày 30- 40cm. |
(Còn tiếp)
* Theo tài liệu của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin