Việt Nam và Ba Lan thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 4-2-1950. Tháng 1-1999, Ba Lan lập lại Phòng Tùy viên quốc phòng kiêm nhiệm tại Việt Nam (thường trú tại Ấn Độ). Tháng 4-2009, Việt Nam cử Tùy viên quốc phòng tại Đức kiêm nhiệm Ba Lan.
Việt Nam và Ba Lan thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 4-2-1950. Tháng 1-1999, Ba Lan lập lại Phòng Tùy viên quốc phòng kiêm nhiệm tại Việt Nam (thường trú tại Ấn Độ). Tháng 4-2009, Việt Nam cử Tùy viên quốc phòng tại Đức kiêm nhiệm Ba Lan.
Tháng 10-2010, Ba Lan cử Tùy viên quốc phòng thường trú tại Việt Nam, còn Việt Nam hiện đang triển khai thủ tục để cử Tùy viên quốc phòng thường trú tại Ba Lan.
Trong những năm qua, hai bên đã trao đổi nhiều đoàn quân sự cấp cao. Phía Việt Nam có các chuyến thăm Ba Lan của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam (tháng 5-2000); Thứ trưởng (nhân chuyến tháp tùng Thủ tướng thăm Ba Lan hồi tháng 9-2007); Phó tổng Tham mưu trưởng (tháng 12-2004 và tháng 9-2010); Tư lệnh Hải quân (tháng 5-2005); Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (tháng 9-2012) và một số đoàn cấp cục sang khảo sát, tham vấn, trao đổi tìm hiểu khả năng hợp tác.
Phía Ba Lan có các chuyến thăm Việt Nam gồm có Bộ trưởng Quốc phòng (tháng 11-2008); Thứ trưởng Quốc phòng (các năm 1998, 2010), Cục trưởng Cục Đối ngoại (các năm 2007, 2010).
Kể từ năm 2010, quan hệ quốc phòng Việt Nam-Ba Lan đã có được nhiều bước phát triển rõ nét và bền vững, thể hiện qua những chuyến thăm lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm. Hai bên đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng song phương (tháng 9-2010), tạo điều kiện thúc đẩy hợp tác trong mọi lĩnh vực như công nghiệp quốc phòng và trang bị; thương mại quân sự…
Hai bên hiện đang tích cực triển khai việc chuyển giao công nghệ, thiết kế và đóng mới 6 tàu tìm kiếm, cứu nạn xa bờ (SAR) của Cục Cảnh sát biển, thống nhất phương án đóng tàu (2 chiếc đóng tại Ba Lan và 4 chiếc đóng tại Việt Nam)…
Trong thời gian tới, Việt Nam và Ba Lan sẽ tăng cường trao đổi đoàn quốc phòng các cấp; tăng cường trao đổi, thúc đẩy hiểu biết tiến tới tin cậy, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương về quốc phòng- an ninh; thúc đẩy trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuẩn bị và tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc cũng như trong quá trình Việt Nam vận động và tham gia Tổ chức Thủy đạc quốc tế (IHO); Tăng cường hợp tác về huấn luyện đào tạo trên các chuyên ngành kỹ thuật quân sự mà Việt Nam có nhu cầu (đóng tàu, điện tử, cơ khí chính xác; chỉ huy quản lý kỹ thuật cho hải quân, lục quân; chuyên viên kỹ thuật an ninh mạng).
Theo QĐND Online
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin