Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - người khởi xướng công cuộc đổi mới

01:07, 02/07/2013

Đồng chí Nguyễn Văn Linh tên thật là Nguyễn Văn Cúc (Mười Cúc), sinh ngày 1/7/1915 tại làng Yên Phú, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.

Đồng chí Nguyễn Văn Linh tên thật là Nguyễn Văn Cúc (Mười Cúc), sinh ngày 1/7/1915 tại làng Yên Phú, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.

Tháng 12 năm 1986, tại Đại hội Đảng lần thứ VI,
Đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu vào Ban Chấp hành
Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Tổng Bí thư
Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Ảnh: T.L

Thời niên thiếu, đồng chí Cúc phải chịu đựng biết bao điều bất hạnh: 5 tuổi đã mồ côi mẹ, 11 tuổi, thân phụ qua đời. Từ đó Nguyễn Văn Cúc sống nhờ vào sự đùm bọc của người chú ruột là Nguyễn Văn Hùng - một người có học thức, làm ở Sở dây thép Hải Phòng.

Ông Hùng tuy đông con vẫn dành sự ưu ái chăm sóc với người cháu mồ côi cha mẹ nhưng giàu nghị lực của mình. Sống trong cảnh nước mất, nhà tan, đồng chí Cúc đã sớm có tinh thần yêu nước và tham gia vào các tổ chức cách mạng của Đảng…

Tổ quốc Việt Nam được thống nhất, đồng chí được phân công trở lại làm Bí thư Thành ủy TP. HCM. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV của Đảng (1976), đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được cử vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, lần lượt đảm nhiệm các chức vụ: Trưởng Ban Cải tạo xã hội chủ nghĩa của Trung ương, Trưởng ban Dân vận và Mặt trận Trung ương, Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam. Từ cuối năm 1981 đến giữa năm 1986, đồng chí được phân công làm Bí thư Thành ủy TP. HCM.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V của Đảng (1982), đồng chí tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương. Sau đó, đồng chí được cử vào Bộ Chính trị tham gia Ban Bí thư, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) bầu đồng chí làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đồng chí Nguyễn Văn Linh là một trong những nhà lãnh đạo của Đảng khởi xướng đường lối đổi mới, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Năm 1987, đồng chí đã phát biểu và viết nhiều bài quan trọng làm sáng tỏ quan điểm đổi mới, đặc biệt là những vấn đề ông nêu ra dưới tiêu đề “Những việc cần làm ngay” mang bút danh N.V.L đã tạo luồng sinh khí mới trong xã hội: Dân chủ, công khai, nói thẳng, nói thật có tác dụng thúc đẩy các cấp, các ngành, các tổ chức giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc trong thực tế cuộc sống hàng ngày, đấu tranh chống tiêu cực tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong nếp nghĩ, cách làm của mỗi người.

Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991), đồng chí thôi giữ chức Tổng Bí thư và làm Cố vấn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Trong quá trình hoạt động cách mạng, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã từng trải qua biết bao gian khổ về vật chất và tinh thần, đã bình tĩnh trước mọi hiểm nguy và biến cố, có niềm tin vững chắc vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, có tầm nhìn chiếc lược và tình thương yêu đồng bào, đồng chí sâu sắc nên ở bất cứ cương vị nào, ông cũng mang hết sức lực cống hiến cho Đảng, cho dân.

Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã có những đóng góp quan trọng và có hiệu quả vào việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Là Tổng Bí thư của Đảng trong nhiệm kỳ đầu tiên của thời kỳ đổi mới, đồng chí đã cùng tập thể chủ động sáng tạo, chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua những bước hiểm nghèo trong thời kỳ đất nước ta đang lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội sâu sắc, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ.

Đồng chí đã kiên trì thực hiện đổi mới có nguyên tắc - đổi mới nhưng luôn giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện “Dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”.

Trong cuộc sống hàng ngày, đồng chí Nguyễn Văn Linh luôn thẳng thắn, trung thực, sâu sát với thực tế. Đồng chí là một mẫu mực về sự giản dị, liêm khiết, dân chủ và kiên quyết chống tham ô, lãng phí, phô trương hình thức. Đồng chí rất được đồng bào, đồng chí tin yêu, kính phục.

Do có công lao và thành tích đối với cách mạng, đồng chí được Đảng và Nhà nước ta tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác.

Vì công lao xây đắp tình hữu nghị, đồng chí được Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tặng thưởng Huân chương Vàng quốc gia, Nhà nước Cu-ba tặng thưởng Huân chương Hô-xê Mac-ti, Nhà nước Cam-pu-chia tặng thưởng Huân chương Ăng-co.

Theo Bạc Liêu Online

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh