![](/file//e7837c027f6ecd14017ffa4e5f2a0e34/dataimages/201411/original/1055079_A9-a-11.jpg)
Một trong những nội dung quan trọng tại kỳ họp lần thứ 8 HĐND tỉnh chính là việc lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu. Bà Huỳnh Kim Nguyên- Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đã dành cho phóng viên Báo Vĩnh Long cuộc trao đổi xoay quanh vấn đề này.
Một trong những nội dung quan trọng tại kỳ họp lần thứ 8 HĐND tỉnh chính là việc lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu. Bà Huỳnh Kim Nguyên- Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đã dành cho phóng viên Báo Vĩnh Long cuộc trao đổi xoay quanh vấn đề này.
![]() |
* Thưa bà, việc lấy phiếu tín nhiệm lần này có ý nghĩa như thế nào?
Đây là lần lấy phiếu đầu tiên ở HĐND tỉnh Vĩnh Long và cũng là lần đầu tiên đại biểu HĐND thực hiện quyền giám sát về công tác nhân sự, thay mặt cử tri và đồng bào trong tỉnh thực hiện nhiệm vụ rất hệ trọng là đánh giá tín nhiệm đối với các chức danh chủ chốt trong bộ máy Nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND; giúp người được lấy phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để tiếp tục phấn đấu rèn luyện phẩm chất, năng lực, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.
Từ mức độ tín nhiệm ấy, làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét đánh giá, bố trí sử dụng cán bộ.
Đây cũng là đổi mới quan trọng trong đời sống chính trị của địa phương, nhằm thực hiện chủ trương của Đảng, các quy định của pháp luật, đề cao quyền làm chủ của nhân dân, thông qua việc thực hiện quyền giám sát của đại biểu HĐND đối với cán bộ chủ chốt của Đảng, Nhà nước trên địa bàn.
* Các chức danh nào sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, thưa bà?
- Điều 1, Nghị quyết số 35/2012/QH13 của Quốc hội “về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn”, Quy định HĐND lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ sau đây: Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Ủy viên Thường trực HĐND, trưởng các ban HĐND; Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND, các thành viên khác của UBND tỉnh.
Theo nghị quyết nói trên, tiêu chí để xác định danh sách người được đưa ra lấy phiếu tín nhiệm là người đó phải đang giữ chức vụ được HĐND tỉnh bầu và có thời gian giữ chức vụ đó trên dưới 1 năm. Danh sách này do HĐND tỉnh quyết định tại phiên họp lấy phiếu tín nhiệm.
Trong số lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ 8 lần này, ông Lê Phúc Lợi được HĐND tỉnh (khóa 8) phê chuẩn miễn nhiệm thành viên UBND tỉnh- Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh để sang nhận nhiệm vụ khác và ông Nguyễn Hiếu Nghĩa được HĐND bầu đảm nhận nhiệm vụ này nhưng ông Nghĩa lại chưa đảm bảo thời gian theo quy định. Vì vậy, sẽ đề nghị không đưa các vị này vào danh sách lấy phiếu tín nhiệm.
Danh sách lấy phiếu tín nhiệm gồm các vị:
1. Ông Phạm Văn Lực- Chủ tịch HĐND tỉnh
2. Bà Huỳnh Kim Nguyên- Phó Chủ tịch HĐND tỉnh
3. Ông Nguyễn Văn Lượng- Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh
4. Ông Nguyễn Văn Sao- Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh
5. Ông Nguyễn Khắc Nhu- Trưởng Ban Kinh tế- Ngân sách HĐND tỉnh
6. Bà Hồ Huỳnh Tuyết Huệ- Trưởng Ban Văn hóa- Xã hội HĐND tỉnh
7. Ông Nguyễn Văn Diệp- Chủ tịch UBND tỉnh
8. Ông Trương Văn Sáu- Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh
9. Ông Phan Anh Vũ- Phó Chủ tịch UBND tỉnh
10. Ông Nguyễn Văn Thanh- Phó Chủ tịch UBND tỉnh
11. Ông Trương Hải Phương- Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh
12. Ông Lê Văn Út- Ủy viên UBND tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh
13. Ông Nguyễn Quốc Dũng- Ủy viên UBND tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.
14. Ông Nguyễn Hoàng Học- Ủy viên UBND tỉnh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh
|
* Việc lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành ra sao, thưa bà?
- Việc lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành chặt chẽ đảm bảo đúng quy trình đã đề ra theo Điều 1, Điều 6 Nghị quyết 35/2012/QH13. Cụ thể: Người được lấy phiếu tín nhiệm có báo cáo bằng văn bản, tự mình đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; phẩm chất đạo đức chính trị và gửi đến Thường trực HĐND.
Thường trực HĐND sẽ gửi đại biểu HĐND theo quy định, chậm nhất 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp. Thường trực HĐND sẽ trình ra HĐND danh sách lấy phiếu tín nhiệm tại phiên họp lấy phiếu tín nhiệm. Theo quy trình, danh sách lấy phiếu tín nhiệm này do HĐND tỉnh quyết định tại phiên họp lấy phiếu tín nhiệm. HĐND lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín.
Trên phiếu ghi rõ tên, chức vụ của những người được lấy phiếu tín nhiệm với các mức độ: tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp.
Sau khi ban kiểm phiếu trình bày biên bản kiểm phiếu, HĐND tỉnh sẽ xem xét thông qua nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm.
Tuy nhiên, Nghị quyết 35/2012/QH13 cũng nêu rõ: Các cơ quan tổ chức, cá nhân cần quản lý chặt chẽ thông tin liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm, không để xảy ra việc phát tán thông tin không đúng quy định, có thể tác động trực tiếp đến kết quả lấy phiếu tín nhiệm.
Tại Điều 6 cũng có quy định: Không được lợi dụng việc lấy phiếu tín nhiệm để vận động hoặc có hành vi trái pháp luật tác động đến đại biểu HĐND.
*Bỏ phiếu kín thường không loại trừ yếu tố thiếu khách quan. Nhận định của bà như thế nào về vấn đề này?
- Chúng ta không loại trừ khả năng này. Tuy nhiên, thời gian qua, được sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, các văn bản cụ thể kịp thời của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được tỉnh triển khai, xây dựng kế hoạch.
Tổ chức hội nghị trao đổi thống nhất cách làm, các thủ tục quy trình khá chặt chẽ- nhất là nhận thức của đại biểu HĐND về việc lấy phiếu tín nhiệm.
Mỗi đại biểu quán triệt sâu sắc, mục đích yêu cầu, nội dung, trình tự thủ tục lấy phiếu tín nhiệm được quy định tại Nghị quyết của Quốc hội và hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình, thay mặt nhân dân địa phương thực hiện quyền giám sát đánh giá tín nhiệm đối với các vị được HĐND bầu thật dân chủ, khách quan, thận trọng và công tâm.
Mặt khác, báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động, phẩm chất, đạo đức lối sống của các vị được lấy phiếu tín nhiệm phản ánh khá rõ qua tình hình kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh của tỉnh nhà; kết quả hoạt động của HĐND từ đầu nhiệm kỳ và ý kiến, kiến nghị của cử tri trong tỉnh cũng là những căn cứ thực tiễn để các vị đại biểu HĐND cân nhắc trong việc xem xét đánh giá.
HĐND sẽ dành thời gian cho đại biểu HĐND thảo luận, đánh giá khách quan toàn diện các báo cáo của UBND và các cơ quan hữu quan về kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh cũng như kết quả hoạt động của HĐND trước khi lấy phiếu tín nhiệm, bảo đảm để các đại biểu HĐND có đủ thời gian cân nhắc, suy nghĩ thận trọng trước khi ghi phiếu đánh giá tín nhiệm đối với người được lấy phiếu tín nhiệm.
Các đại biểu HĐND là những người tiêu biểu ở địa phương, đơn vị, được cử tri tín nhiệm, tin tưởng và có ý thức trách nhiệm cao. Vì thế, tôi tin tưởng rằng các vị đại biểu HĐND sẽ cân nhắc thận trọng, khách quan, công tâm trong việc đánh giá.
Tôi tin tưởng HĐND sẽ hoàn thành trọng trách này trước Đảng, Nhà nước và nhân dân.
* Thời gian nào sẽ công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm, thưa bà?
- Kết quả lấy phiếu tín nhiệm được công bố công khai, đầy đủ, chính xác, kịp thời để công luận, cử tri và nhân dân trong tỉnh theo dõi giám sát. Đồng thời, đại biểu HĐND có quyền thông tin cho cử tri kết quả lấy phiếu tín nhiệm khi cử tri yêu cầu.
*Cảm ơn bà đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này!
DUY UYÊN (thực hiện)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin