Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng thân thiết, núi liền núi, sông liền sông. Nhân dân hai nước vốn có mối quan hệ hữu nghị truyền thống, gắn bó từ lâu đời và ngày càng phát triển.
Việt
"Bát cơm sẻ nửa, hạt muối cắn đôi" đã trở thành hình tượng bất tử, ngợi ca tình hữu nghị cao đẹp, chia sẻ sâu sắc cả về vật chất lẫn tinh thần mà nhân dân hai nước đã dành cho nhau trong những năm tháng khó khăn, gian khổ nhất.
Mối quan hệ máu thịt, hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào do Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hản kính mến đặt nền móng xây dựng đã được các thế hệ lãnh đạo kế tiếp của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước không ngừng dày công vun đắp. Sau thắng lợi năm 1975, hòa bình lập lại trên đất nước Việt
Nhận thức sâu sắc về ý nghĩa và tầm quan trọng của quan hệ đặc biệt đó, Chính phủ hai nước đã nhất trí ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác ngày 18-7-1977 cũng như Hiệp ước hoạch định đường biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào.
Điều này một lần nữa khẳng định tình đoàn kết đặc biệt trước sau như một, ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; tăng cường phối hợp hoạt động đối ngoại nhằm nâng cao vị thế của mỗi nước ở khu vực và trên trường quốc tế.
|
Nếu như trong năm 2012, hai nước đã tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 35 năm ngày ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam thì trong năm 2013, các hoạt động nhằm góp phần củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, thủy chung, trong sáng, tình đoàn kết đặc biệt giữa hai éảng, hai nước, hai dân tộc cũng diễn ra sôi nổi không kém, trong đó phải kể đến tháng 7 này.
Có thể nói, tháng 7 năm nay là một tháng đặc biệt đối với quan hệ Việt
Đây là sự kiện hết sức quan trọng, tạo tiền đề cho việc hoàn thành toàn bộ Dự án “Tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào” vào năm 2014 vốn đã được lãnh đạo hai nước nhất trí, đồng thời tạo thuận lợi cho công tác quản lý và bảo vệ biên giới, cho hợp tác thương mại, đầu tư và giao lưu kinh tế, văn hóa, du lịch của nhân dân vùng biên giới, góp phần củng cố an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng vùng biên giới, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai nước.
Và như Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định, việc hoàn thành công tác cắm mốc giới quốc gia là “hoa thơm, trái ngọt” được đơm kết từ quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào; là thành quả của tình bạn, tình đồng chí thủy chung, son sắt, thể hiện sự nhất trí cao, sự tin cậy lẫn nhau giữa các cấp lãnh đạo và nhân dân hai nước.
Tháng 7 năm nay còn đặc biệt thêm nữa khi từ ngày 15 đến 22-7 là thời điểm diễn ra Chương trình gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt
Đây là dịp để tăng cường giao lưu, hiểu biết lẫn nhau giữa Đoàn thanh niên và tuổi trẻ hai nước, góp phần giáo dục thanh niên hai nước về quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt Việt Nam - Lào; khẳng định quyết tâm, trách nhiệm và phát huy vai trò xung kích của thanh niên hai nước trong việc giữ gìn, củng cố và tăng cường hơn nữa mối quan hệ truyền thống, thủy chung, trong sáng của nhân dân hai nước.
Vinh dự là một trong số 60 đoàn viên thanh niên của Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Lào tham dự chương trình, bạn Van -khan Vi-xa-van (Vankhan Visavan) đang công tác tại Ban Đối ngoại Trung ương Lào chia sẻ: Tình đoàn kết, hữu nghị đặc biệt hiếm có giữa Lào và Việt Nam đã trở thành tài sản chung thiêng liêng vô giá của hai dân tộc, có ý nghĩa đặc biệt đối với thế hệ trẻ hai nước, bởi ở đó có sự hy sinh xương máu của lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, của nhân dân hai nước.
“Mặc dù đã được biết nhiều về tình cảm hữu nghị đoàn kết của nhân dân hai nước, nhưng đến hôm nay được nghe kể về tình cảm của nhân dân Việt Nam dành cho cán bộ Lào, tôi thật sự rất cảm kích và biết ơn nhân dân Việt Nam.
Thế hệ trẻ chúng tôi mãi mãi khắc ghi sự giúp đỡ quý báu của nhân dân Việt Nam trong chiến tranh cũng như trong hòa bình”, Van-khan Vi-xa-van xúc động nói về cảm nhận của bản thân sau khi đến thăm Khu Di tích lịch sử cách mạng Lào ở thôn Đá Bàn, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
Ý thức được sự cần thiết phải trân trọng, gìn giữ và phát huy mối quan hệ Lào-Việt Nam, bạn U-na-phôm Chan-pa-xít (Ounaphom Chanpasit) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào và bạn Xu Li Chanh (Sou Li Chanh) đang công tác tại Văn phòng Quốc hội Lào cho rằng, thế hệ trẻ của hai nước hôm nay và mai sau cần nhận thức được niềm vinh dự, tự hào, đồng thời là trọng trách lớn lao trong việc kế thừa và phát huy hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tài sản thiêng liêng vô giá của hai dân tộc mà các bậc tiền bối cách mạng đã dày công vun đắp, tiếp tục phát huy tài sản tinh thần đó để tô thắm thêm lịch sử vẻ vang của quan hệ hai nước.
Có thể nói, mối quan hệ Việt - Lào ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, với nhiều hình thức hợp tác phong phú, đa dạng trên cả kênh Đảng, Nhà nước và nhân dân. Trong bối cảnh tình hình mới hiện nay, trước những thời cơ và thách thức đối với cả hai nước, hơn bao giờ hết, mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, thủy chung trong sáng đã được đúc kết trong câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu: "Việt - Lào hai nước chúng ta / Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long" lại càng phải được vun đắp mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và tiến bộ ở khu vực và trên thế giới.
Theo QĐND Online
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin