
Tin bà Tê-re-dơ Ký được Chính phủ Pháp tặng Huân chương Quốc công mang đến niềm tự hào, vinh dự lớn lao cho cộng đồng người Việt nơi đây. Niềm vui ấy càng nhân lên gấp bội bởi bà là thành viên đầu tiên của Hội người Việt Nam tại Pháp đón nhận huân chương cao quý ấy. Ðó là phần thưởng ghi nhận những nỗ lực cống hiến lớn lao suốt đời của một trái tim nhân ái.
Bà Tê-re-dơ Ký phát biểu tại "Lễ kỷ niệm 100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Pháp trên hành trình đi tìm đường cứu nước" ở
Tin bà Tê-re-dơ Ký được Chính phủ Pháp tặng Huân chương Quốc công mang đến niềm tự hào, vinh dự lớn lao cho cộng đồng người Việt nơi đây. Niềm vui ấy càng nhân lên gấp bội bởi bà là thành viên đầu tiên của Hội người Việt
Sinh ra trong một gia đình trí thức ở miền nam, bà Tê-re-dơ Ký có tên gọi thời con gái là cô Phan, được thừa hưởng truyền thống hiếu học. Năm 1950 bà sang Pháp du học. Chuyến xuất dương đầu tiên để lại cho bà nhiều ấn tượng mạnh mẽ, có vai trò quyết định tới suốt cuộc đời của bà sau này. Bà nhớ lại:
"Chúng tôi đi trên một chuyến tàu thủy sang Pháp vào tầm giữa mùa hè. Trên tàu có rất nhiều thanh niên và sinh viên. Vào một buổi tối, có mấy người bạn rủ tôi đi dự kỷ niệm Quốc khánh 2-9. Lễ kỷ niệm tổ chức bí mật và trang nghiêm trong một phòng nhỏ có hát quốc ca và chào cờ đỏ sao vàng. Lúc hát quốc ca, tôi vô cùng xúc động. Hình ảnh mọi người nghiêm trang chào cờ Tổ quốc trong căn phòng nhỏ trên chuyến tàu lênh đênh giữa biển trở thành dấu ấn không phai".
Sang Pháp, bà Tê-re-dơ Ký nhanh chóng bắt nhịp với cường độ học tập nghiêm túc và chất lượng ở Trường đại học y khoa Pa-ri, một trong những lò đào tạo chuyên ngành y nổi tiếng nhất nước Pháp và châu Âu.
Tại môi trường học tập lý tưởng này, bà có điều kiện nắm bắt những kỹ thuật y khoa mới. Các giáo sư, thầy giáo nơi đây đều là những bác sĩ có chuyên môn cao, y đức trong sáng. Chính họ đã truyền cho bà tấm lòng thiết tha với nghề trị bệnh cứu người, để bà luôn sống và làm việc với tinh thần tương thân, tương ái.
Ra trường, bà làm việc tại một bệnh viện ở ngoại ô Pa-ri, hy vọng là một ngày không xa về nước làm việc và sống gần gia đình.
Duyên kỳ ngộ "xui khiến" bà gặp ông Nguyễn Văn Ký, hai người kết duyên chồng vợ. Trong suốt hơn nửa thế kỷ, ông Ký luôn là người bạn đời chia sẻ mọi vất vả, khó khăn của cuộc sống gia đình bươn chải, tự lập xa quê hương, bè bạn.
Ông cũng là người cha mẫu mực luôn thương yêu, chăm sóc các con chu đáo để bà yên tâm tham gia các hoạt động xã hội. Tuy cuộc sống gia đình hạnh phúc nhưng ông bà luôn đau đáu với tâm niệm làm thế nào để đóng góp vào công cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thần thánh của dân tộc.
Suốt những năm tháng diễn ra Hội nghị Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, bà Ký được giao nhiệm vụ cùng các cán bộ y tế khác hỗ trợ công tác y tế, chăm sóc sức khỏe hai đoàn đàm phán của Việt Nam là Phái đoàn Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Phái đoàn Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam).
Nhà bà ở gần đoàn miền bắc hơn nên bà thường xuyên tới chăm sóc đoàn. Hồi ấy, kinh tế trong nước đang khó khăn, thuốc men rất hiếm. Hằng tháng, các thành viên của Phái đoàn Việt Nam Dân chủ cộng hòa từ thành phố Soi-di lơ Roa đến nhà bà ở thành phố Xanh Mô đề Phốt-xê khám bệnh.
Trong thời gian ấy, bà thường xuyên đến trụ sở phái đoàn hỏi thăm sức khỏe các bác, các anh, các chị trong đoàn. Mỗi thành viên đều có ấn tượng sâu đậm với hình ảnh một nữ bác sĩ dịu hiền, tháo vát.
Thông qua những mối quen biết từ trước, cộng với uy tín và lòng nhiệt thành, bà cùng các đồng sự huy động được sự hỗ trợ, giúp đỡ to lớn của các bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh ở nhiều vùng nước Pháp quyên góp nhiều trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh gửi về nước.
Ðặc biệt, Hội Hữu nghị Pháp - Việt với bác sĩ Các-păng-chi-ê là Chủ tịch hội có rất nhiều sáng kiến quyên góp trang thiết bị, thuốc men cho Việt
Ðất nước độc lập, trên cương vị là Chủ tịch Hội Y học Việt
Nhờ uy tín và mối quan hệ tốt đẹp với các đồng nghiệp trong ngành y mà nhiều người đã thành danh như bác sĩ B. Cu-sne, Chủ tịch Tổ chức bác sĩ không biên giới, sau này trở thành Bộ trưởng Y tế rồi Bộ trưởng Ngoại giao Pháp dưới thời Tổng thống N. Xác-cô-di, bà giúp tổ chức nhiều đợt bác sĩ Việt Nam sang Pháp tu nghiệp theo học bổng của Chính phủ Pháp.
Mỗi đợt thực tập sinh Việt Nam sang là bà ra tận sân bay Sác Ðờ Gôn đón về nhà, bố trí nơi ăn chốn ở, lo các thủ tục cho mọi người chu đáo. Ðược sự giúp đỡ của bà, ai cũng cảm thấy yên tâm bởi mới sang, mọi thứ đều bỡ ngỡ. Bà ân cần chỉ bảo cách thức làm thủ tục thẻ cư trú, giấy tờ ngân hàng, cách đi lại, giới thiệu văn hóa địa phương, v.v.
Hàng trăm bác sĩ đến từ nhiều bệnh viện trong cả nước có điều kiện sang Pháp thực tập nắm bắt những kỹ thuật điều trị tiên tiến trở về nước trở thành những chuyên gia, nhà lãnh đạo đóng góp cho sự phát triển của nền y học nước nhà.
Song song với quá trình đưa các bác sĩ Việt Nam sang Pháp thực tập, bà Tê-re-dơ Ký giới thiệu nhiều đoàn giáo sư, bác sĩ đầu ngành của Pháp về Việt Nam khám, chữa bệnh cho người nghèo cũng như tổ chức hội thảo giới thiệu về những tiến bộ của ngành y thế giới.
Các đợt đi thực tế của các chuyên gia, bác sĩ Pháp sang Việt Nam là những kinh nghiệm quý báu giúp các chuyên gia hiểu rõ hơn nhu cầu đào tạo của ngành y Việt Nam để có thể giúp đỡ các thực tập sinh sang Pháp học tập được hiệu quả hơn.
Ðánh giá những công việc của bà, Chính phủ Pháp đã vinh danh những việc làm nhân đạo và phát triển tình hữu nghị đặc biệt Việt
Nói như lời Giáo sư, bác sĩ phẫu thuật thần kinh Ăng-đrê Gu-a-dê tại buổi lễ trao tặng Huân chương Quốc công ở trụ sở A.U.F. bên cạnh Ðại học Xoóc-bon ở thủ đô Pa-ri: "Tấm huân chương này được dành tặng cho bà Tê-re-dơ Ký, biểu tượng của một trái tim nhân ái suốt đời phấn đấu vì sự hợp tác y tế, tình hữu nghị Việt
Trong tâm nguyện của bà, hình ảnh Việt
Bà là biểu tượng cho tinh thần đoàn kết của cộng đồng người Việt nơi đây. Các sáng kiến của bà giúp đỡ trẻ em Việt Nam nhiễm chất độc da cam, các bữa cơm đoàn kết quyên góp tiền ủng hộ người nghèo, xây dựng trường học, trạm y tế ở các xã vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn nhận được sự ủng hộ đông đảo của cộng đồng và bạn bè Pháp.
Với tấm lòng vàng, bà Tê-re-dơ Ký tiếp tục dành nhiều thời gian đóng góp cho quê hương. Chứng kiến hình ảnh bà đại diện cho Hội Người Việt
Tuổi ngoài tám mươi, bà vẫn say sưa kể chuyện Nguyên Phong, chuyện kể về những năm tháng diễn ra Hội nghị Pa-ri cho các con, các cháu nghe. Giờ đây, tâm niệm lớn lao nhất của bà là trao truyền trọn vẹn tình yêu nước, thương nòi của một thủa hào hùng ấy cho các thế hệ trẻ để các em luôn giữ mãi trong tim ngọn lửa hồng bất diệt.
Theo NDĐT
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin