Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hội nghị trực tuyến cùng 63 viện kiểm sát trên toàn quốc và Viện Kiểm sát Quân sự để lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hội nghị trực tuyến cùng 63 viện kiểm sát trên toàn quốc và Viện Kiểm sát Quân sự để lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Tại hội nghị, đa số ý kiến nhất trí cao với dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng như khẳng định giá trị nền tảng để xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở khẳng định quyền con người là mục tiêu của một xã hội công bằng, văn minh. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đóng góp nhiều ý kiến thiết thực. Đề nghị Hiến pháp mới có tên là Hiến pháp 2013.
Tại Chương 6, Chương “Chủ tịch nước”, đại biểu đề nghị tăng cường thêm quyền hạn của Chủ tịch nước như yêu cầu Quốc hội thảo luận lại một dự luật đã được thông qua nhưng khi đưa vào thực tiễn có phát sinh vấn đề không thực tế và Quốc hội phải thực hiện; Chủ tịch nước có quyền tham gia các cuộc họp của Chính phủ; Chủ tịch nước phải là trọng tâm quyền lực của nhà nước…
Viện Kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân là 2 thiết chế quan trọng của Nhà nước nên phải được quy định rõ ở 2 chương trong Hiến pháp chứ không phải chỉ một Chương 8 như dự thảo.
Đề nghị Quốc hội xem xét thành lập Cơ quan chống tội phạm tham nhũng, cơ quan này phải có các yếu tố là cơ quan đặc biệt; độc lập cả với hệ thống hành pháp, thuộc Quốc hội; có quyền hạn và chế độ đặc biệt; đảm bảo sự đồng bộ và chuyên nghiệp; đủ lực lượng để thực hiện nhiệm vụ; đảm bảo sự tập trung chỉ huy thống nhất theo ngành dọc. Hoặc trao quyền cho Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao thực thi nhiệm vụ này, vì trong thời gian qua có tới 41,8% vụ án tham nhũng được Viện Kiếm sát phát hiện.
TRƯỜNG SƠN - TRẦN ÚT
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin