Cùng với cả nước, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được tỉnh Vĩnh Long tổ chức thật khẩn trương, nghiêm túc. Xoay quanh vấn đề này, phóng viên Báo Vĩnh Long đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Phạm Văn Lực- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng BCĐ Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Luật
Cùng với cả nước, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được tỉnh Vĩnh Long tổ chức thật khẩn trương, nghiêm túc.
Xoay quanh vấn đề này, phóng viên Báo Vĩnh Long đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Phạm Văn Lực- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng BCĐ Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Luật Đất đai (sửa đổi) tỉnh Vĩnh Long.
- PV: Thưa đồng chí, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của tỉnh được tiến hành ra sao?
- Đồng chí Phạm Văn Lực:
Thực hiện Chỉ thị số 22 của Ban Bí thư Trung ương, chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và kế hoạch của BCĐ tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của tỉnh, BCĐ tỉnh đã phân công các thành viên trong BCĐ theo dõi cùng với BCĐ các huyện- thị- thành phố tổ chức lấy ý kiến nhân dân.
Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 hiện đang trở thành đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn trong toàn dân. Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và đóng góp Luật Đất đai (sửa đổi) tại các địa phương trên địa bàn tỉnh diễn ra cao điểm trong 2 tuần cuối tháng 2 và đầu tháng 3/2013.
Thông qua BCĐ các huyện, thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh, Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên; các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; lực lượng vũ trang và Công an tỉnh,… đã triển khai kế hoạch và đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân đóng góp Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Đến thời điểm này, các cơ quan, đơn vị, cũng như cấp huyện, thành phố, nhiều nơi đã tổng hợp ý kiến và hoàn chỉnh biên bản để báo cáo về BCĐ.
* PV: Làm thế nào để thu hút được nhiều ý kiến nhân dân tham gia vào 2 văn bản dự thảo là Hiến pháp và Luật Đất đai, thưa đồng chí?
- Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này nhằm phục vụ tốt hơn cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do tầm quan trọng đặc biệt như vậy, nên Hiến pháp đòi hỏi phải có công sức của toàn dân tham gia. Vì vậy, mọi người dân phải có trách nhiệm tham gia đóng góp ý kiến để làm sao thể chế được trong Hiến pháp (là Bộ luật mẹ) để quản lý đất nước trong giai đoạn cách mạng mới.
Các cấp, các ngành đang tổ chức cho cán bộ, đảng viên và toàn dân nghiên cứu dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này để cho mọi người dân ý thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình, hiểu được Hiến pháp và có trách nhiệm đóng góp ý kiến xây dựng Hiến pháp một cách hoàn thiện, đáp ứng được giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Ngoài quyết tâm của BCĐ, về ý thức của nhân dân, chúng tôi cũng mong muốn làm sao mọi người phát huy tốt quyền làm chủ của mình.
Qua theo dõi, hiện nay các ngành, UBMTTQ tỉnh, lực lượng vũ trang, các địa phương đang tổ chức lấy ý kiến trực tiếp đối với cán bộ, đảng viên, công chức viên chức các cơ quan, đơn vị, trường học, người lao động trong các khu công nghiệp và nhân dân trên từng địa bàn dân cư.
Mặt khác, các cơ quan, báo, đài cũng tích cực tuyên truyền bằng nhiều hình thức và đăng tải toàn văn Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, báo cáo thuyết minh về việc sửa đổi Hiến pháp, Luật Đất đai sửa đổi trên báo và các trang thông tin điện tử của UBND tỉnh và các ngành.
Qua các kênh thông tin này, chúng tôi rất muốn nhân dân theo dõi, tìm hiểu thêm để đóng góp nhiều ý kiến cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này. Trên cơ sở đó, ngoài dự họp đóng góp trực tiếp, mỗi người có thể viết và tham gia đóng góp bằng văn bản gởi về BCĐ tỉnh để tổng hợp.
Những nội dung mới hoặc từng điều, khoản có sửa đổi trong dự thảo mà báo cáo viên trình bày, mọi người dân theo dõi, nghiên cứu thấy ở điểm nào, điều gì cần thêm, bớt, bổ sung hoặc sửa đổi gì thì góp ý. Nói chung là không giới hạn, trong từng điều, khoản, người dân thấy trong dự thảo Hiến pháp có điểm nào cần thiết thì đóng góp.
Theo kế hoạch, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sẽ tập trung tổ chức lấy ý kiến nhân dân đến này 28/2, nơi nào chậm nhất là ngày 3/3/2013 phải báo cáo về BCĐ tỉnh tổng hợp.
Riêng Luật Đất đai (sửa đổi) thời gian dành cho nhân dân đóng góp rộng hơn, đến giữa tháng 3/2013. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết, người dân cũng có thể tiếp tục gởi ý kiến đóng góp của mình về 2 văn bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Luật Đất đai (sửa đổi) về BCĐ tỉnh đến hết tháng 3/2013.
* PV: Thưa đồng chí, với sự đa dạng về đối tượng góp ý, nội dung dự thảo Hiến pháp bao quát rất rộng lớn, làm thế nào để ghi nhận một cách đầy đủ, chính xác từng nội dung đóng góp của nhân dân?
- Việc tổng hợp ý kiến của nhân dân cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, phải tổng hợp theo đề cương hướng dẫn của trên đã được tập huấn cho cán bộ tổ chức lấy ý kiến nhân dân.
Theo đó, cấp cơ sở sẽ ghi nhận cụ thể ý kiến của người dân góp để báo cáo đầy đủ về BCĐ tỉnh, BCĐ tỉnh sẽ tổng hợp có bao nhiêu loại ý kiến đóng góp về vấn đề gì đối với từng chương, điều, khoản, mục; có bao nhiêu ý kiến đồng ý, không đồng ý, hoặc bớt, hay thêm nội dung gì. Việc tổng hợp đảm bảo theo nguyên tắc trung thực với nội dung góp ý của nhân dân để Hiến pháp mới thật sự thể chế được quyền lực thuộc về nhân dân.
* Xin cảm ơn đồng chí.
TRẦN ÚT (thực hiện)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin