Những tâm hồn lớn gặp nhau

11:02, 11/02/2013

Đất nước ta, dân tộc ta ở thế kỷ XX có một lãnh tụ thiên tài, vị cha già kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhà bác học Trần Đại Nghĩa, nhà khoa học lớn. Cả hai ở hai miền đất nước, đều mang hoài bão sâu xa. Hai tâm hồn lớn, mỗi người có cuộc hành trình hoạch định bước đi khác nhau, cùng chung chí hướng, dù ở phương trời xa cũng đều gặp nhau vì nghĩa lớn.

Đất nước ta, dân tộc ta ở thế kỷ XX có một lãnh tụ thiên tài, vị cha già kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhà bác học Trần Đại Nghĩa, nhà khoa học lớn. Cả hai ở hai miền đất nước, đều mang hoài bão sâu xa. Hai tâm hồn lớn, mỗi người có cuộc hành trình hoạch định bước đi khác nhau, cùng chung chí hướng, dù ở phương trời xa cũng đều gặp nhau vì nghĩa lớn.


Đại tướng Võ Nguyên Giáp, GS-VS Trần Đại Nghĩa (thứ 2 phải qua) giới thiệu đạn cối Ba-zo-ca do công binh xưởng ta sản xuất. Ảnh: TL.

Tìm đường cứu nước, bôn ba từ Châu Á, Châu Phi, Châu Âu, năm 1913 Nguyễn Ái Quốc đến Châu Mỹ tại TP New York với tên Nguyễn Văn Ba làm công nhân tàu buôn. Hàng ngày chứng kiến thành phố của Mỹ hoa lệ cũng như trên đất Pháp đời sống công nhân lao động cùng cực khốn khổ càng nhớ đến quê nhà, một đất nước còn đắm chìm trong nô lệ, dân tộc còn biết bao vất vả lầm than.

Cùng thời gian ấy, tại vùng quê hẻo lánh xa xôi, cách tỉnh lỵ Vĩnh Long 25 cây số, bên dòng sông Mang Thít, xã Hòa Hiệp (Tam Bình), Phạm Quang Lễ chào đời. Cậu bé con nhà nho, nhà giáo nghèo, được sự chăm sóc quê ngoại giàu lòng nhân nghĩa, thương trẻ, giúp đời.

Là người mang hoài bão lớn với khát vọng độc lập tự do, Nguyễn Ái Quốc nghiên cứu những nhà yêu nước trước đó do không tìm ra đường lối nên mọi hoạt động bị bế tắt, kết quả không thành mà còn bị đế quốc dìm trong biển máu, lực lượng nghĩa quân dần dần bị tan rã.

Nguyễn Ái Quốc xác định muốn cứu nước không có con đường nào khác là đi theo con đường của chủ nghĩa Mác- Lê-nin đã thực hiện thành công Cách mạng Tháng Mười, nước Nga giành thắng lợi. Cụ thể 1à cách mạng phải có một chính Đảng cộng sản, đường lối cách mạng vô sản, phải nắm lực lượng quần chúng nhân dân, được Đảng Cộng sản Quốc tế ủng hộ.

Phạm Quang Lễ lên 7 tuổi, đang học lớp vỡ lòng thì ngộ biến, cha bị bệnh nặng mất, cảnh sống mồ côi vùng nông thôn, cái nghèo khó buôn đeo đẳng. Nhờ học giỏi qua các trường làng, trường tỉnh, Trường Trung học Mỹ Tho, và Trường Pétrus Ký Sài Gòn, mỗi kỳ thi Phạm Quang Lễ đều đạt hạng ưu, được dân gian vinh danh thần đồng tuổi trẻ. Không dừng ở đó, được các Mạnh thường quân giúp đỡ và được học bổng, Phạm Quang Lễ có dịp xuất dương cầu học, mong ước đổi đời.

Nghiên cứu lịch sử nước nhà, mặc dù trải qua nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, nhân dân ta rất anh hùng dũng cảm chiến đấu dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước, nhưng không thành công do thiếu vũ khí tối thiểu cần thiết. Từ đó, Phạm Quang Lễ trăn trở về khoa học kỹ thuật nhất là khoa học chế tạo vũ khí cơ may có điều kiện góp phần đấu tranh vũ trang giải phóng dân tộc.

Năm 1936, đang hoạt động ở Nga và Pháp, nghiên cứu vấn đề đường lối, giải pháp đấu tranh của nước thuộc địa, Đảng Cộng sản Pháp đang lúc cầm quyền thi hành nhiều chính sách tiến bộ, Quốc tế Cộng sản phân công Nguyễn Ái Quốc chịu trách nhiệm giúp đỡ nhóm học sinh, sinh viên Việt Nam đang học tại Pháp.

Trước đó 3 năm, khi đặt chân lên đất Pháp, Phạm Quang Lễ cùng lúc học 3 ngành Đại học Cầu đường, Điện và Toán. Sau khi tốt nghiệp lãnh 3 bằng kỹ sư, tiếp tục học lấy bằng Kỹ sư hàng không, Kỹ sư khai thác mỏ Trường Đại học Bách khoa nổi tiếng ở Pháp

Trong thời gian đi học, Phạm Quang Lễ còn được Hội Việt kiều tại Pháp phổ biến các tài liệu chính trị khác. Bí mật tìm hiểu, Phạm Quang Lễ biết được nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc với câu nói nổi tiếng: “Chỉ có chủ nghĩa Mác- Lê- nin mới cứu đất nước Việt Nam thoát ách nô lệ!”

Đây là nội dung định hướng chính trị chỉ ra con đường cứu nước, Phạm Quang Lễ nghe và rất phấn khởi. Những Việt kiều lớn tuổi còn kể lại những tấm gương sáng về đạo đức, nhân cách của Nguyễn Ái Quốc đã làm cho Lễ nâng cao quyết tâm và ý chí phấn đấu.

Những quyển sách bàn về chiến tranh, quân sự, mối quan hệ giữa quân sự và vũ khí của Claudewit (Nhà quân sự Đức) cùng với những sách tổng kết kinh nghiệm chiến tranh, Phạm Quang Lễ đọc và rút ra những vấn đề cần cho việc suy nghĩ chế tạo vũ khí chống đế quốc. Có người kể lại, Nguyễn Ái Quốc coi các sách này như để gối đầu giường. Nghe danh biết tiếng như thế nhưng Phạm Quang Lễ chưa biết mặt Nguyễn Ái Quốc 1à ai?

Cách mạng Tháng Tám 1945 thắng lợi trên cả nước, Nguyễn Ái Quốc tức Hồ Chí Minh- người khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, từ lúc đi tìm đường cứu nước khắp châu lục nay là Chủ tịch nước Việt Nam độc lập, tên tuổi Hồ Chí Minh cũng như nước Việt Nam vang vọng khắp địa cầu.

Năm 1946, Bác Hồ sang Pháp dự Hội nghị Phông-ten-bờ-lô, Phạm Quang Lễ có mặt trong đoàn Việt kiều đón Bác từ buổi đầu. Hội nghị không thành, Bác Hồ dự kiến chiến tranh sẽ tiếp tục diễn ra, nước ta sẽ trường kỳ kháng chiến, nhân dân ta còn tiếp tục gian khổ hy sinh, chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng vừa mới giành được.

Trong tình hình căng thẳng đó, Hồ Chí Minh bí mật gặp Phạm Quang Lễ bàn về nước chuẩn bị tư thế bảo vệ đất nước. Với tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc và một bên với chức vụ trọng dụng Kỹ sư trưởng chế tạo máy bay, hưởng lương cao mỗi tháng 5.500 Phrăng (tương đương 22 cây vàng), Phạm Quang Lễ chọn một trong hai con đường Tổ quốc và danh vọng, dấn thân và tách bước, không do dự Lễ chọn con đường Tổ quốc gọi là trên hết.

Suốt 40 ngày đi tàu biển lênh đênh trên mặt nước, mỗi ngày có 3 buổi sáng, chiều và tối Bác Hồ bồi dưỡng chính trị cả lý luận và liên hệ thực tiễn ứng dụng trên thế giới và ở Việt Nam. Công tác vận động quần chúng cụ thể là công tác vận động đối tượng thủy thủ trên tàu. Đây là trường hợp rất đặc biệt trong đời, theo Phạm Quang Lễ kể lại.

Về nước được hai tháng thì đúng như dự báo, ngày 19 tháng 12 năm 1946 cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ, Bác Hồ trực tiếp giao nhiệm vụ cho Phạm Quang Lễ làm Cục trưởng Cục Quân giới và tên ông là “Trần Đại Nghĩa”, cốt để giữ bí mật cho gia định và nhắc nhở niềm tự hào dân tộc đầy trách nhiệm với nước.

Trong một bài viết Bác Hồ đánh giá: “Là một đại trí thức mang một lòng nhiệt tình về phụng sự ở Tổ quốc, phục vụ kháng chiến, đó là Anh hùng Lao động Trần Đại

Nghĩa”. Còn Trần Đại Nghĩa trả lời báo chí trong bài phỏng vấn: “Tôi vô cùng biết ơn Bác Hồ cho theo về nước. Bác luôn luôn chăm sóc, hướng dẫn tôi và trong hai cuộc kháng chiến, đã cho tôi các cương vị để có thể hoàn thành nhiệm vụ của đời tôi một cách hiệu quả nhất”.

Quả là trong sự nghiệp lớn, những tâm hồn lớn lại gặp nhau!

NGUYỄN CHIẾN THẮNG

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh