LTS: Từ ngày 30/1- 31/3/2013 trên trang Xây dựng Đảng- chính quyền- đoàn thể vào thứ năm hàng tuần, Báo Vĩnh Long sẽ mở chuyên mục Đóng góp ý kiến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (Toàn văn Dự thảo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã đăng trên Báo Vĩnh Long số ra ngày 29/1/2013) để mọi tầng lớp nhân dân cùng tham gia đóng góp ý kiến. Mong bạn đọc quan tâm
Trẻ em được quyền học hành, vui chơi. Ảnh: P.NAM
LTS: Từ ngày 30/1- 31/3/2013 trên trang Xây dựng Đảng- chính quyền- đoàn thể vào thứ năm hàng tuần, Báo Vĩnh Long sẽ mở chuyên mục Đóng góp ý kiến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (Toàn văn Dự thảo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã đăng trên Báo Vĩnh Long số ra ngày 29/1/2013) để mọi tầng lớp nhân dân cùng tham gia đóng góp ý kiến. Mong bạn đọc quan tâm theo dõi.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này có 11 chương với 124 điều, giảm 1 chương và 23 điều, trong đó, giữ nguyên 12 điều, bổ sung, sửa đổi 101 điều, bổ sung 11 điều mới.
9 nội dung cơ bản của dự thảo sửa đổi Hiến pháp
Trên cơ sở tổng kết sâu sắc thực tiễn và lý luận 25 năm đổi mới, Cương lĩnh năm 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011- 2020, Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần XI của Đảng đã xác định rõ mục tiêu, định hướng phát triển toàn diện, bền vững đất nước trong giai đoạn cách mạng mới. Quán triệt, thể chế hóa sâu sắc các mục tiêu, định hướng này, dự thảo sửa đổi Hiến pháp tập trung vào 9 nội dung cơ bản:
Thứ nhất, thể chế hóa cụ thể và sâu sắc hơn chủ trương phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Thứ hai, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động các lực lượng xã hội phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước.
Thứ ba, khẳng định và làm rõ hơn vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.
Thứ tư, phát huy nhân tố con người, thể hiện sâu sắc hơn quan điểm bảo vệ, tôn trọng quyền con người, bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Thứ năm, xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.
Thứ sáu, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt
Thứ bảy, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thứ tám, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.
Thứ chín, bảo đảm hiệu lực, tính ổn định, lâu dài của Hiến pháp.
Phát huy quyền làm chủ của người dân
Tại buổi tọa đàm trực tuyến của Chính phủ về việc lấy ý kiến đóng góp dự thảo sửa đổi Hiến pháp, ông Nguyễn Văn Phúc- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Phó Trưởng Ban Biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã cho rằng: Một trong những nội dung rất quan trọng thể hiện xuyên suốt trong dự thảo lần này, là việc phát huy quyền làm chủ của người dân hơn nữa, theo nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Nhấn mạnh các hình thức nhân dân thực hiện quyền lực của mình, thông qua dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, không chỉ qua cơ quan dân cử mà các cơ quan nhà nước khác. Đồng thời, phát huy nhân tố con người, đặc biệt là nhấn mạnh quyền con người, quyền công dân.
Ông Hoàng Thế Liên- Thứ trưởng Bộ Tư pháp- Tổ trưởng Tổ giúp việc BCĐ Tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 cũng cho rằng: Tất cả các bản Hiến pháp của Việt Nam đều quy định tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân.
Tuy nhiên, Hiến pháp 1992 quy định nhân dân thực hiện thông qua Quốc hội và HĐND, tức là thông qua cơ chế dân chủ đại diện, việc tổng kết thi hành Hiến pháp cho thấy quy định như thế là không đủ. Điều 6 dự thảo đã bổ sung đầy đủ hơn: khẳng định nhân dân thực hiện quyền lực thông qua dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp với nhiều hình thức mới, không chỉ thông qua cơ quan quyền lực mà các cơ quan nhà nước khác cũng chịu trách nhiệm cho nhân dân thực hiện.
Dự thảo ngoài khẳng định nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về Nhà nước thì khẳng định Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp và kiểm soát
quyền lực.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng đề cao quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân, quy định quyền lập hội để nhân dân tham gia kiểm soát quyền lực nhà nước.
Dự thảo sửa đổi đã bổ sung nhiều yếu tố về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, ghi nhận 16 quyền con người, kể cả người nước ngoài và người không có quốc tịch.
Theo các luật gia, các quyền con người được quy định đều được dựa trên những quyền trong công ước quốc tế mà Việt
Theo ông Nguyễn Văn Phúc, trang Dự thảo Hiến pháp điện tử của Quốc hội đã nhận được trên 630 ý kiến đóng góp. Trong đó, có trên 150 ý kiến đóng góp về quyền và nghĩa vụ của
công dân.
NGUYÊN CHƯƠNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin