Chuyên mục Đóng góp Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 kỳ này xin giới thiệu ý kiến đóng góp đầy trách nhiệm của đại biểu HĐND tỉnh- Hồ Huỳnh Tuyết Huệ (đơn vị TP Vĩnh Long)- Trưởng Ban Văn hóa- Xã hội HĐND tỉnh Vĩnh Long.
Chuyên mục Đóng góp Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 kỳ này xin giới thiệu ý kiến đóng góp đầy trách nhiệm của đại biểu HĐND tỉnh- Hồ Huỳnh Tuyết Huệ (đơn vị TP Vĩnh Long)- Trưởng Ban Văn hóa- Xã hội HĐND tỉnh Vĩnh Long.
Bà Hồ Huỳnh Tuyết Huệ.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 lần này được Ban soạn thảo xây dựng rất công phu, có sự đầu tư cao.
Về hình thức được thiết kế theo nguyên tắc ngắn, gọn- cụ thể tổng độ dài chung của dự thảo được lấy ý kiến nhân dân lần này có rút ngắn hơn Hiến pháp hiện hành và có khoảng 14.300 từ (Hiến pháp năm 1946: 3.385 từ, Hiến pháp năm 1959 dài gấp 3 Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1980 cũng dài gần gấp 4 lần Hiến pháp năm 1946, nhưng đến Hiến pháp năm 1992 thì dài hơn 16.000 từ), trong khi mức trung bình về độ dài của Hiến pháp các nước hiện nay khoảng 14.500 từ.
Tuy nhiên, vấn đề không chỉ ở chỗ độ dài ngắn mà dự thảo Hiến pháp lần này đọc thì dễ hiểu, dễ phổ biến, dễ thực hiện và quan trọng là súc tích, rõ ràng, đảm bảo định hướng đủ những thành tố quan trọng và cơ bản nhất với mục đích để “tuổi thọ” của Hiến pháp được lâu dài, ổn định, tránh sự lạc hậu sớm và phải sửa đổi liên tục trong một khoảng thời gian ngắn.
Tuy nhiên về Lời nói đầu đề nghị nên viết gọn hơn với văn phong và từ ngữ pháp luật, hạn chế dùng văn từ của Nghị quyết, khoảng từ 200 đến 300 từ. Cụ thể thay từ “ta” bằng từ “Việt Nam” cụ thể là “nhân dân Việt Nam, nước Việt Nam” - vì “ta” là một đại từ chung, là ngôn ngữ nói còn “Việt Nam” là một danh từ riêng khi thay từ Việt Nam nhằm thể hiện sự khẳng định đây là Hiến pháp của nước Việt Nam.
Cụ thể trong Lời nói đầu xin đề xuất sửa như sau:
+ Đoạn văn thứ hai: đến câu “... nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời.” thì thêm vào câu “là tiền đề để xây dựng một nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa”, bỏ hết đoạn sau.
+ Đoạn văn thứ ba: chỉ đến câu “... mà nhân dân Việt
+ Đoạn văn thứ tư: thay cụm từ: “kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường” bằng cụm từ “toàn diện đất nước” vì như dự thảo dùng phương pháp liệt kê thì sẽ vừa dài lại vừa thiếu, cụ thể như còn thiếu lĩnh vực y tế, thể thao, xã hội..., nên dùng từ “toàn diện” ở đây sẽ vừa ngắn vừa bao quát lại không thể thiếu.
- Điều 2: Đề nghị thay từ “đội ngũ” trí thức bằng từ “giới” trí thức, vì từ “đội ngũ” hẹp, từ “giới” mang tính chất rộng hơn, nó tập hợp những người, những thành phần có cùng tính chất.
- Điều 4: Khoản 1: Thay từ “đội” bằng từ “tổ chức chính trị”- vì từ “đội” chỉ nghĩa đen là từ ngữ nói, thường áp dụng trong thời chiến, còn hiện nay khi Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát triển và lớn mạnh thì dùng từ “tổ chức chính trị” sẽ phù hợp hơn.
- Điều 5:
+ Khoản 2 và khoản 4: Dùng từ Hán Việt sẽ khó hiểu đề nghị thay từ “kỳ thị” bằng từ “phân biệt đối xử”, thay từ “thiểu số” bằng từ “ít người”.
+ Khoản 3: Thêm từ “dân tộc” vào trước từ “mình” cho rõ nghĩa.
- Điều 6: Thêm 3 từ “theo luật định” vào cuối câu vừa góp phần rõ ràng, vừa khẳng định việc tạo điều kiện để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, vừa góp phần định hướng xây dựng cơ chế thực hiện quyền làm chủ một cách khả thi và hiệu quả.
- Đề nghị gộp Điều 11 và Điều 3, hoặc đưa khoản 1 Điều 11 lên Điều 3 để khẳng định và nhấn mạnh sự thiêng liêng và quyền bất khả xâm phạm của Tổ quốc Việt Nam ngay từ những điều đầu tiên của Hiến pháp. Tương tự, đề nghị ghép Điều 13 và Điều 14 thành một điều, vì đó là những quy định cho cùng một tính chất như vậy sẽ gọn hơn.
- Điều 15: Quyền con người và quyền công dân là những quyền rất quan trọng cho nên chỉ có thể bị chi phối và điều tiết bởi “Luật”, đề nghị sửa quy định tại khoản 1 của điều này thành “Ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền con người, quyền công dân được Nhà nước và xã hội thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và luật”, để góp phần hạn chế sự tùy tiện.
- Điều 16- khoản 1: Đề nghị thêm từ “hợp pháp”, như vậy khoản này sẽ là “Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền hợp pháp của người khác” như vậy sẽ chính xác hơn.
- Điều 18: Tại khoản 2 và khoản 3, đề nghị Ban soạn thảo lưu ý và nghiên cứu thêm đối với trường hợp người có 2 quốc tịch thì sẽ áp dụng quy định trục xuất như thế nào và trường hợp công dân là Việt kiều khi về hoạt động và sinh sống trên đất nước Việt Nam thì sẽ được thực hiện quyền bảo hộ này như thế nào?
- Điều 19- khoản 2: Đề nghị thêm từ “Việt
- Điều 25- khoản 1: Đề nghị bỏ đoạn “theo hoặc không theo một tôn giáo nào”.
- Điều 27- khoản 2: Đề nghị bỏ đoạn “phát huy vai trò của mình trong xã hội” vì đoạn này không cần thiết.
- Đề nghị ghép Điều 29 và Điều 30, lấy Điều 30 đưa lên thành khoản 2 của Điều 29 và đề nghị thêm quy định về việc phải công bố kết quả biểu quyết của công dân.
- Điều 39 - khoản 1: Đề nghị thay thế từ “nam, nữ” bằng từ “công dân” vì từ “nam, nữ” để chỉ giới tính và từ “công dân” thì chỉ một con người cụ thể và chỉ có con người thì mới có những quyền này. Hơn nữa hướng tới trong tương lai khi xã hội phát triển, luật có thể mở rộng hơn và nghĩ đến việc thực hiện quyền này cho những người đồng giới hoặc đồng tính.
- Điều 54: Thống nhất với việc quy định về tên gọi và vai trò của các thành phần kinh tế cụ thể để xác định trong luật, từ đó sẽ có sự cơ động hơn, góp phần giữ cho tính ổn định của Hiến pháp được lâu dài tránh thay đổi khi xã hội và kinh tế phát triển.
+ Khoản 2: Đề nghị bỏ từ “quan trọng” vì không cần thiết, nếu nói quan trọng thì phải có thứ bậc nhưng ở đây các thành phần kinh tế được khẳng định như nhau và bình đẳng trước pháp luật.
- Điều 58 - khoản 1 và khoản 3: Đề nghị thay từ “pháp luật” bằng từ “luật định”, vì theo pháp luật thì thẩm quyền quy định quá rộng, cụ thể như Luật Đất đai thời gian qua, quá nhiều văn bản quy định, thay đổi liên tục trong một khoảng thời gian ngắn, dẫn đến việc người thực hiện cũng khó giải thích và áp dụng của các ngành chức năng vào các trường hợp đôi khi lại khác nhau, người dân không nắm hết được, không hiểu được quy định, chế độ chính sách, là một trong những nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện và hiện nay khiếu kiện về đất đai chiếm hơn 70% tổng số khiếu kiện, ngoài ra cũng sẽ dễ dẫn đến sự tùy tiện và tiêu cực.
+ Khoản 3: Đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu cơ chế và quy định thẳng trong Hiến pháp về vấn đề bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, đảm bảo quyền lợi cho người dân, đảm bảo sự công bằng cho tất cả đối tượng có đất bị thu hồi, đảm bảo hài hòa các lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân.
- Điều 62- khoản 2: Đề nghị thay từ “kế hoạch hóa gia đình” bằng từ “kế hoạch hóa sinh sản của gia đình” cho rõ nghĩa hơn, vì tuy đây là thói quen dùng từ này từ trước đến nay nhưng nếu ghi là kế hoạch hóa gia đình thì thực chất nội dung liên quan rất rộng và sẽ không chính xác.
- Điều 64- khoản 3: Đề nghị quy định thêm tiêu chuẩn về “có kiến thức” trong nội dung về xây dựng con người Việt
- Điều 66- khoản 1: Đề nghị thay cụm từ “đào tạo người lao động có nghề” bằng cụm từ “đào tạo người lao động có kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn” để phù hợp với quá trình phát triển và nhu cầu đòi hỏi của xã hội cũng như hội nhập quốc tế, đó là một bước phấn đấu tạo cơ hội cho người lao động có
việc làm.
- Điều 67- khoản 2: Đề nghị thêm từ “có chính sách” vào sau từ “Nhà nước” cho chính xác hơn và bổ sung thêm quy định về việc bảo hộ tác quyền phát minh sáng chế về khoa học công nghệ.
- Điều 80: Đề nghị giữ như Hiến pháp năm 1992- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội phải do Quốc hội bầu để nhằm khẳng định địa vị pháp lý của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội.
- Điều 98: Đề nghị Hiến pháp cần nêu rõ “trong một thời gian dài” là bao lâu và phải có định lượng cụ thể.
- Vấn đề về thực hiện kiểm soát quyền lực giữa 3 cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, trong các tổ chức thực thi quyền lực Nhà nước, quy định như dự thảo lần này đúng theo cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội của Đảng có tiến bộ hơn so với Hiến pháp năm 1992, cụ thể như tăng thẩm quyền và mở rộng quyền của Chủ tịch nước như ở Điều 93 và Điều 95, tuy nhiên vẫn chưa rõ nét, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu thêm, cụ thể như tăng thẩm quyền trong cơ chế hoạt động của HĐND, đại biểu HĐND, có chế định và chế tài trong công tác giám sát, thẩm tra và ban hành nghị quyết của HĐND, Thường trực HĐND, các ban HĐND và công tác phản biện xã hội của MTTQ.
- Điều 120: Quy định về Hội đồng Hiến pháp, đây là một điểm mới và tiến bộ trong dự thảo sửa đội Hiến pháp lần này. Tuy nhiên, quy định như dự thảo là do Quốc hội thành lập thì cần xem xét lại địa vị pháp lý của Hội đồng Hiến pháp sẽ không cao và còn bị chi phối bởi Hội đồng Dân tộc cũng như các Ủy ban của Quốc hội, đồng thời cũng đề nghị mở rộng hơn thành phần tham gia Hội đồng Hiến pháp (số đại biểu Quốc hội tham gia chỉ chiếm một phần tỷ lệ trong tổng số chung).
- Điều 123: Vi hiến là một hành vi vi phạm rất nặng nên đề nghị quy định tại điều này nên thay từ “xử lý” bằng từ “xét xử” để thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật hơn.
- Điều 124: Hiến pháp của một quốc gia là một văn bản luật cơ bản, có giá trị cao nhất đứng đầu hệ thống pháp luật, theo đó thì Hiến pháp Việt Nam cũng có vai trò quan trọng tối thượng được xây dựng để thực hiện Nhà nước pháp quyền, Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Nhân dân là người có chủ quyền của Nhà nước và đây là quyền tối cao cho nên khi sửa đổi Hiến pháp thì vấn đề trưng cầu ý dân là cần thiết, đề nghị quy định thẳng trong Hiến pháp chớ không phải do Quốc hội quyết định nữa. Điều này Hiến pháp năm 1946 đã có quy định về quyền phúc quyết của nhân dân.
Hơn nữa, Hiến pháp là khế ước giữa một bên là nhân dân và một bên là các cơ quan đại diện cho dân, là nền tảng của một Nhà nước dân chủ và pháp quyền và cũng là điều kiện để đảm bảo cho nguyên tắc chủ quyền của nhân dân, vì thế nhân dân phải được tham gia và đương nhiên phải được trưng cầu ý kiến khi sửa đổi và phúc quyết Hiến pháp.
THÚY QUYÊN (ghi)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin