Sáng ngày 8/1, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 Nguyễn Sinh Hùng đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Sáng ngày 8/1, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 Nguyễn Sinh Hùng đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Sửa đổi Hiến pháp 1992 còn có ý nghĩa nhằm phát huy nhân tố con người. Ảnh: VINH HIỂN
Trong cái se lạnh đầu xuân, các vị đại biểu Quốc hội, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND tỉnh và các ban ngành, cơ quan truyền thông tại 63 đầu cầu trực tuyến đều tập trung lắng nghe trong tinh thần đầy trách nhiệm đối với một sự kiện có ý nghĩa chính trị- pháp lý to lớn của đất nước.
Nhìn lại 20 năm thực hiện Hiến pháp 1992
Kết luận số 20 tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XI đã chỉ rõ: 20 năm thi hành Hiến pháp năm 1992, đất nước ta, nhân dân ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử: Đổi mới thành công bước đầu, đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố.
Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững; vị thế và uy tín của Việt
Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: “Hiến pháp năm 1992 đã thể chế hóa đường lối đổi mới của Đảng thể hiện tập trung ở Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Đại hội VII của Đảng thông qua (tháng 6/1991), tạo cơ sở hiến định cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp Uông Chu Lưu cũng nhận định: Nhìn lại 20 năm thi hành Hiến pháp năm 1992, có thể thấy rõ giá trị to lớn và ý nghĩa lịch sử của bản Hiến pháp này.
Hiến pháp năm 1992 ra đời trong bối cảnh công cuộc đổi mới ở nước ta vừa mới bắt đầu; tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến đổi to lớn và rất phức tạp; chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Ðông Âu sụp đổ; kinh tế- xã hội trong nước lâm vào khủng hoảng; nước ta bị bao vây cấm vận. Nhưng với bản lĩnh chính trị vững vàng và tầm nhìn chiến lược sáng suốt, Ðảng ta đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991.
Và chưa đầy một năm sau, Quốc hội khóa VIII tại kỳ họp thứ 11 (năm 1992) đã thông qua Hiến pháp năm 1992 sửa đổi một cách cơ bản, toàn diện Hiến pháp năm 1980, kịp thời thể chế hóa Cương lĩnh năm 1991.
Sửa đổi Hiến pháp để phát triển bền vững
Hội nghị Trung ương 5 khóa XI kết luận: Đại hội XI của Đảng đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, có nhiều vấn đề mới được đặt ra, một số quy định của Hiến pháp năm 1992 đã bị thực tiễn vượt qua, không còn phù hợp.
Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 không chỉ nhằm mục đích khắc phục những hạn chế, bất cập mà còn là yêu cầu khách quan, cần thiết để thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Đồng thời, còn để ghi nhận những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới đất nước của nhân dân ta, do Ðảng ta khởi xướng và lãnh đạo; tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, phấn đấu xây dựng nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, có quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới.
Tại hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp Uông Chu Lưu đã báo cáo 9 nội dung cơ bản của dự thảo sửa đổi, đó là: để tiếp tục thể chế hóa và làm sâu sắc hơn chủ trương phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động các lực lượng xã hội phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước;
Tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn bản chất, vị trí, vai trò, trách nhiệm lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội; phát huy nhân tố con người, thể hiện sâu sắc hơn quan điểm tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ môi trường;
Bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để tích cực, chủ động hội nhập quốc tế và cuối cùng, sửa đổi kỹ thuật lập hiến và quy trình sửa đổi Hiến pháp để bảo đảm hiệu lực, tính ổn định, lâu dài của Hiến pháp.
Nhân viên Siêu thị Co.op Mart Vĩnh Long duy trì thường xuyên lễ chào cờ. Ảnh: PHƯƠNG
Qua lời nói đầu và 11 chương, 124 điều, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định mạnh mẽ ý chí và chủ quyền nhân dân. Tiếp tục khẳng định nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn bản chất, vị trí, vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam- đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Ðảng gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.
Xác định sửa đổi Hiến pháp là công việc rất hệ trọng của đất nước, nên mặc dù bản dự thảo đã được viết rất chặt chẽ, công phu; nhưng Bộ Chính trị và Quốc hội cũng đã quyết định phải được lấy ý kiến trong toàn Đảng, toàn dân và dành thời gian 3 tháng cho nhân dân thảo luận, đóng góp ý kiến, huy động trí tuệ toàn dân xây dựng Hiến pháp và chung sức chung lòng vì một Việt Nam phát triển vững bền.
PHƯƠNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin