Năm 2012 là năm thứ hai triển khai đường lối đối ngoại của Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Ðảng.
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội các quốc gia Ðông-Nam Á (ASEAN), trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN 21 khai mạc tại Thủ đô Phnôm-pênh (Cam-pu-chia). Ảnh KYODO/TTXVN
Năm 2012 là năm thứ hai triển khai đường lối đối ngoại của Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Ðảng.
Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực đan xen cả thách thức và cơ hội, công tác đối ngoại của Ðảng và Nhà nước đã được triển khai một cách đồng bộ, toàn diện, tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tâm điểm châu Á - Thái Bình Dương trong một thế giới đầy biến động
Một trong những nét nổi bật nhất trong tình hình thế giới năm 2012 là quá trình phục hồi kinh tế thế giới vẫn gặp nhiều khó khăn, trắc trở hơn so với năm 2011.
Khủng hoảng khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tiếp tục diễn biến phức tạp, đẩy 10/17 nền kinh tế thành viên rơi vào suy thoái. Việc tốc độ tăng trưởng giảm ở tất cả các khu vực và nền kinh tế đầu tàu, kể cả Trung Quốc, khiến tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2012 dự kiến chỉ đạt 3,3% (thấp hơn mức 3,6% năm 2011 và 5,1% năm 2010).
Trong bức tranh có nhiều gam mầu trầm của kinh tế thế giới, khu vực châu Á- Thái Bình Dương còn tiếp tục giữ được vai trò động lực của tăng trưởng kinh tế toàn cầu với tốc độ tăng trưởng năm 2012 dự kiến đạt khoảng 5,5%, cao hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới, vẫn là điểm sáng trong bức tranh tối mầu đó.
Những khó khăn nói trên và hệ lụy của khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 - 2009 đã đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc kinh tế ở cả tầm toàn cầu, khu vực và quốc gia, theo hướng ưu tiên thúc đẩy nhu cầu và chi tiêu trong nước, trong khu vực gắn với phát triển bền vững.
Do Vòng đàm phán Ðô-ha bế tắc kéo dài nên dù chủ nghĩa bảo hộ gia tăng ở một số nơi, xu hướng liên kết kinh tế dưới hình thức các hiệp định mậu dịch tự do và khu vực (FTA/RTA) vẫn tiếp tục được thúc đẩy, nhất là ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Một điểm đáng chú ý khác trong năm 2012 là nhiều nước lớn tiến hành chuyển giao lãnh đạo và bầu cử (bốn trong số năm nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ là Trung Quốc, Mỹ, Nga, Pháp), trong đó nổi bật là việc Ðại hội lần thứ 18 của Ðảng Cộng sản Trung Quốc thành công tốt đẹp, ông Pu-tin quay lại cương vị Tổng thống Nga sau tám năm và ông Ô-ba-ma tái cử tại cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Hàn Quốc và Nhật Bản cũng có thay đổi lãnh đạo với việc đảng Tự do Dân chủ trở lại cầm quyền và Hàn Quốc lần đầu tiên sẽ có nữ Tổng thống.
Về cơ bản, tình hình chính trị - an ninh thế giới và khu vực trong năm 2012 tiếp tục duy trì hòa bình, hợp tác và phát triển. Hầu hết các nước đều mong muốn duy trì hòa bình, ổn định để tập trung phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, năm qua cũng chứng kiến nhiều diễn biến phức tạp trong môi trường an ninh quốc tế và khu vực. Trung Ðông tiếp tục là khu vực bất ổn, căng thẳng nhất trên thế giới với nội chiến Xy-ri, căng thẳng giữa các bên liên quan chung quanh vấn đề hạt nhân I-ran và xung đột giữa I-xra-en và phong trào Ha-mát tại dải Ga-da.
Cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài chưa có lối thoát ở Ai Cập cũng cho thấy các mâu thuẫn nội tại trong các quốc gia khu vực không dễ dàng được giải quyết chỉ bằng "mùa xuân A-rập". Mặc dù Pa-le-xtin đã được LHQ trao quy chế quan sát viên phi thành viên, song hòa đàm I-xra-en - Pa-le-xtin vẫn chưa được nối lại; tiến trình hòa bình Trung Ðông vẫn bế tắc.
Ở Ðông Á, một số thách thức mới trong vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và những căng thẳng leo thang do tranh chấp biển đảo đã ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định và hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực.
Xu hướng chuyển dịch trọng tâm địa - chính trị từ Tây sang Ðông, từ Bắc xuống
Các nước lớn đã và đang có những điều chỉnh chính sách theo hướng coi trọng châu Á - Thái Bình Dương hơn trong thứ bậc ưu tiên đối ngoại của mình. Nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương phát triển đầy năng động, năm qua, ASEAN đã nỗ lực đẩy nhanh quá trình xây dựng Cộng đồng, tăng cường liên kết nội khối, thu hẹp khoảng cách phát triển, đồng thời làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với các đối tác đối thoại nhằm tiếp tục duy trì và phát huy vai trò trung tâm trong cấu trúc đang định hình ở khu vực.
Vẫn còn đó không ít thách thức, trở ngại trên con đường tiến tới Cộng đồng ASEAN; vào lúc này hay lúc khác, đoàn kết và đồng thuận của ASEAN vẫn bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố bên ngoài, song nhìn tổng thể, xu hướng đoàn kết, tiến lên phía trước của ASEAN là tất yếu và không thể đảo ngược.
Xét tổng thể, bức tranh toàn cầu năm qua dường như đậm mầu trầm, thách thức và khó khăn có phần nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, bám sát đường lối đối ngoại của Ðại hội Ðảng XI, công tác đối ngoại của Ðảng và Nhà nước ta càng được triển khai tích cực và mạnh mẽ, đồng bộ và hiệu quả với sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các lực lượng làm công tác đối ngoại.
Vụ mùa bội thu về đối ngoại
Ðiểm sáng nhất trong công tác đối ngoại năm 2012 là việc triển khai mạnh mẽ cả trên diện rộng và chiều sâu hiệu quả của các hoạt động đối ngoại lớn của lãnh đạo cấp cao Ðảng và Nhà nước.
Tính đến cuối tháng 12-2012, đã có 16 đoàn lãnh đạo cấp cao của Ðảng, Nhà nước và Chính phủ nước ta thăm các nước và dự các Hội nghị quốc tế, 30 đoàn lãnh đạo cấp cao các nước vào thăm nước ta, nâng số đoàn trao đổi giữa nước ta và các nước trong năm 2012 tăng gấp gần năm lần so với năm 2011.
Quan hệ với các nước láng giềng, khu vực tiếp tục là ưu tiên hàng đầu trong triển khai đối ngoại. Trong năm Ðoàn kết Hữu nghị Việt Nam - Lào, quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng đánh dấu mốc son 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, nhất là việc trao đổi năm Ðoàn cấp cao của các đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội hai nước.
Vào những ngày cuối năm 2012, chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Chum-ma-ly Xay-nha-xỏn đã khép lại một năm đầy kỷ niệm đáng nhớ trong quan hệ Việt Nam - Lào.
Quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện và bền vững lâu dài giữa Việt Nam và Cam-pu-chia cũng được thúc đẩy mạnh mẽ trong Năm Hữu nghị kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Hai nước đã trao đổi bảy Ðoàn cấp cao của lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Cam-pu-chia, trong đó đáng chú ý là chuyến thăm cấp Nhà nước của Quốc vương N.Xi-ha-mô-ni tới Việt Nam vào tháng 9-2012.
Quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt
Trong khuôn khổ quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, hai nước tích cực triển khai những thỏa thuận cấp cao đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (10-2011) và chuyến thăm Việt Nam của Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (12-2011).
Hai nước cũng trao đổi nhiều chuyến thăm quan trọng của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị và lãnh đạo các bộ, ngành. Ðặc biệt, trong các cuộc tiếp xúc cấp cao, lãnh đạo hai nước đã trao đổi về các biện pháp nhằm tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, đồng thời tìm phương hướng giải quyết những vấn đề tồn tại, trong đó có vấn đề Biển Ðông, không để những vấn đề này ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai Ðảng, hai nước, góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực.
Sau khi Ðại hội lần thứ 18 của Ðảng Cộng sản Trung Quốc thành công tốt đẹp, Việt Nam và Trung Quốc đã trao đổi Ðặc phái viên chúc mừng và thông báo cho nhau kết quả Ðại hội, khẳng định quyết tâm củng cố hơn nữa quan hệ giữa hai Ðảng, hai nước.
Quan hệ giữa Việt
Với Nhật Bản và Hàn Quốc, chúng ta đã củng cố hơn nữa quan hệ tin cậy, hợp tác nhiều mặt với việc trao đổi nhiều đoàn các cấp và tập trung vào các hoạt động chuẩn bị kỷ niệm năm tròn thiết lập quan hệ ngoại giao. Với Ấn Ðộ, hợp tác kinh tế - thương mại và quốc phòng - an ninh giữa hai nước được thắt chặt hơn nữa. Quan hệ Việt - Mỹ tiếp tục đà phát triển tích cực, nhất là trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ và hợp tác nhân đạo trong vấn đề nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng đẩy mạnh quan hệ với các nước bạn bè truyền thống ở khu vực châu Á, Ðông Âu, Trung Ðông - châu Phi và châu Mỹ la-tinh với việc trao đổi nhiều đoàn cấp cao, có nội dung hợp tác thiết thực. Ðặc biệt, Việt
Lần đầu, trong một năm có đến 13 đoàn Tổng thống, Thủ tướng và Bộ trưởng các nước khu vực Mỹ la-tinh và Trung Mỹ đến thăm Việt Nam.
Không chỉ có sự gia tăng về số lượng các chuyến thăm và hoạt động đối ngoại lớn, chúng ta đã phấn đấu đạt được nhiều bước tiến nổi bật trong quá trình nâng cấp khuôn khổ quan hệ giữa nước ta và đối tác ưu tiên, quan trọng.
Trong chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Nga (7-2012), Việt
Chúng ta cũng đã trao đổi với một số đối tác khác về việc hướng tới quan hệ đối tác chiến lược. Quan hệ Việt
Cùng với quan hệ song phương, ngoại giao đa phương Việt Nam đã có bước chuyển về chất với bước tiến từ việc gia nhập, tham gia đến ngày càng chủ động, tích cực đóng góp thực chất và đưa ra nhiều sáng kiến được ủng hộ rộng rãi tại các diễn đàn đa phương và quốc tế, vì lợi ích chung là hòa bình, ổn định và phát triển.
Trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam đã nỗ lực đóng góp cho việc xây dựng Cộng đồng ASEAN, cùng các nước thúc đẩy việc thống nhất trong ASEAN về các thành tố cơ bản của Bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Ðông (COC); tham gia xây dựng để ASEAN thông qua Tuyên bố Nhân quyền.
Ðặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử tham gia ASEAN, Việt
Tại LHQ, Việt Nam đang ứng cử vào một số cơ quan quan trọng như Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014 - 2016, Hội đồng Kinh tế và Xã hội (ECOSOC) nhiệm kỳ 2016 - 2018 và Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020 - 2021.
Nâng cao tính đồng bộ, toàn diện trong triển khai các hoạt động đối ngoại
Cùng với những thành tựu nổi bật của ngoại giao chính trị, các trụ cột quan trọng khác của nền ngoại giao toàn diện như ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo, công tác về người Việt Nam ở nước ngoài và các mặt công tác nghiệp vụ đối ngoại đều đạt được nhiều kết quả rất quan trọng.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, ngoại giao kinh tế đã tích cực phát huy vai trò tham mưu cho lãnh đạo cấp cao về tình hình kinh tế thế giới, kinh nghiệm phát triển của các nước trong điều hành kinh tế vĩ mô, góp phần thúc đẩy hơn nữa hội nhập kinh tế quốc tế.
Ðáng chú ý, mặc dù các nền kinh tế lớn gặp nhiều khó khăn, song kim ngạch thương mại của nước ta với các đối tác quan trọng đều tăng, việc thực hiện vốn FDI và huy động ODA đạt kết quả khả quan. Tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta năm 2012 đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3%; tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 114,3 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2011, đưa Việt
Trong năm 2012, chúng ta đã thu hút được 7,4 tỷ USD vốn ODA; vốn FDI thực hiện trong 11 tháng đầu năm ước đạt 10 tỷ USD, bằng 99,5% so với cùng kỳ năm 2011. Chúng ta đã tích cực tham gia năm Phiên đàm phán Hiệp định Ðối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong năm 2012, khởi động đàm phán các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU, Hàn Quốc, Liên minh Thuế quan Nga - Bê-la-rút - Ca-dắc-xtan và Khối thương mại tự do châu Âu (EFTA).
Việc vận động các nước công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam cũng đạt kết quả tốt (đến nay đã có 36 nước công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam, trong đó có các nước phát triển như Nhật Bản, I-ta-li-a, bốn nước EFTA).
Công tác biên giới lãnh thổ, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán trên Biển Ðông luôn được coi trọng, xử lý kịp thời, góp phần bảo vệ vững chắc an ninh, chủ quyền và các lợi ích của đất nước.
Chúng ta tiếp tục thúc đẩy công tác phân giới cắm mốc với Cam-pu-chia, đẩy nhanh tiến độ tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới với Lào, và hợp tác tốt với Trung Quốc trong việc triển khai quản lý hiệu quả biên giới trên bộ theo các hiệp định đã ký kết.
Chúng ta cũng kịp thời đấu tranh ngoại giao kiên quyết với những hành động vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của nước ta trên Biển Ðông, đồng thời chủ động thông tin, tuyên truyền để các nước và dư luận quốc tế hiểu và ủng hộ đường lối đúng đắn của Ðảng và Nhà nước ta về vấn đề Biển Ðông.
Ðặc biệt, Quốc hội đã thông qua Luật Biển, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc bảo vệ an ninh chủ quyền biển đảo và các lợi ích chiến lược của đất nước.
Bên cạnh đó, chúng ta coi trọng thúc đẩy các biện pháp hợp tác xây dựng lòng tin, hướng tới giải quyết thỏa đáng các vấn đề tồn tại với các nước liên quan trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước LHQ về Luật Biển 1982 nhằm duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Ðông, thúc đẩy hơn nữa xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực.
Công tác Ngoại giao văn hóa được đẩy mạnh, tập trung vào việc triển khai Chiến lược Ngoại giao Văn hóa đến năm 2020. Việt
Công tác đấu tranh trong lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, tôn giáo được coi trọng, đạt nhiều kết quả khả quan.
Trong bối cảnh hoạt động của các thế lực thù địch ngày càng phức tạp và tinh vi hơn, chúng ta đã chủ động kết hợp cả hợp tác và đấu tranh, không né tránh, nỗ lực tìm cách thu hẹp những khác biệt quan điểm và thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam và các nước, đồng thời không để ảnh hưởng đến quan hệ song phương giữa Việt Nam và các đối tác quan trọng.
Chúng ta đã tổ chức đối thoại nhân quyền với nhiều đối tác quan trọng như EU, Ô-xtrây-li-a, Thụy Sĩ, Na Uy. Bên cạnh đó, chúng ta kiên quyết đấu tranh chống lại ý đồ của một số thế lực ở Mỹ muốn đưa Việt
Công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại được triển khai mạnh mẽ với trọng tâm là đấu tranh dư luận bảo vệ chủ quyền biển đảo, đấu tranh bác bỏ những quan điểm, thông tin sai trái về Việt Nam và quảng bá hình ảnh đất nước ta trên thế giới.
Bộ Ngoại giao đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương cả nước định hướng thông tin tuyên truyền về các vấn đề đối nội, đối ngoại, góp phần tạo đồng thuận trong xã hội và tránh gây tác động tiêu cực đến quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các đối tác quan trọng.
Công tác người Việt
Chúng ta đã tổ chức thành công Hội nghị người Việt
Nhìn lại một năm đầy ắp sự kiện với nhiều thành tựu đối ngoại quan trọng, chúng ta hết sức phấn khởi, tự hào nhận thấy dưới sự lãnh đạo của Ðảng và Nhà nước, ngoại giao Việt Nam đã tận dụng tốt các cơ hội, hóa giải các thách thức, góp phần bảo vệ vững chắc các lợi ích an ninh và phát triển của quốc gia - dân tộc, đồng thời nâng cao hơn nữa vị thế đất nước trên trường quốc tế.
Vững bước hướng tới năm 2013
Trong năm 2013, tình hình thế giới và môi trường đối ngoại của chúng ta dự báo sẽ tiếp tục có nhiều thách thức đan xen với cơ hội, trong đó mặt thách thức nhiều khả năng vẫn nổi trội. Trên cơ sở kết quả công tác đối ngoại năm 2012 và dự báo tình hình năm 2013, công tác đối ngoại của Ðảng và Nhà nước ta sẽ tập trung vào những hướng chính sau:
Một là, tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế mà Ðại hội Ðảng XI đã đề ra.
Hai là, phấn đấu đưa quan hệ với các nước láng giềng, khu vực và các đối tác ưu tiên, quan trọng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả hơn, trong đó triển khai chủ trương nâng cấp quan hệ với một số nước.
Ba là, về ngoại giao đa phương, cùng với các nước ASEAN củng cố đoàn kết nội khối, tạo chuyển biến mạnh mẽ hướng tới xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015, tham gia tích cực, đóng góp hiệu quả tại các diễn đàn đa phương, khu vực và quốc tế.
Bốn là, phối hợp chặt chẽ giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh, thông tin tuyên truyền cũng như tất cả các bộ, ban, ngành và địa phương thực hiện tốt công tác biên giới lãnh thổ, đặc biệt là bảo vệ vững chắc an ninh, chủ quyền của đất nước.
Năm là, tiếp tục đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế trên cơ sở bám sát yêu cầu phát triển đất nước, phục vụ mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và ba khâu đột phá chiến lược.
Sáu là, tích cực triển khai Kế hoạch Hành động thực hiện Chiến lược Ngoại giao Văn hóa đến năm 2020; tăng cường vận động UNESCO công nhận các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam; nâng cao hàm lượng văn hóa trong các hoạt động đối ngoại.
Bảy là, tiếp tục chú trọng công tác người Việt
Tám là, kiên quyết đấu tranh với các thế lực thù địch lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo và tự do báo chí để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, đồng thời chủ động đối thoại với các nước trên tinh thần hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau.
Chín là, coi trọng việc xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại thực sự chuyên nghiệp, vững vàng về bản lĩnh chính trị, giỏi về nghiệp vụ, ngang tầm khu vực và dần dần tiếp cận trình độ quốc tế.
Mười là, theo dõi sát tình hình thế giới và khu vực liên quan trực tiếp đến môi trường an ninh và phát triển của nước ta, tăng cường chất lượng và tính kịp thời của công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược để tham mưu cho lãnh đạo Ðảng và Nhà nước.
Năm 2013 là năm bản lề thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm năm 2011 - 2015. Những kết quả nổi bật của công tác đối ngoại trong năm 2012 sẽ khích lệ, cổ vũ các lực lượng làm công tác đối ngoại đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai đường lối đối ngoại của Ðại hội Ðảng lần thứ XI, đặc biệt là chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.
Chúng ta tin tưởng vững chắc rằng với quyết tâm cao độ của toàn bộ hệ thống chính trị, với sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các lực lượng đối ngoại, chúng ta sẽ tiếp tục gặt hái thêm nhiều thành tựu quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ đối ngoại mà Ðảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Theo NDĐT
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin