Hội thảo đóng góp dự thảo Hiến pháp năm 1992 do Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đơn vị tỉnh Vĩnh Long tổ chức mới đây nhận được nhiều ý kiến của các nhà khoa học, trí thức trên địa bàn tỉnh.
Hội thảo đóng góp dự thảo Hiến pháp năm 1992 do Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đơn vị tỉnh Vĩnh Long tổ chức mới đây nhận được nhiều ý kiến của các nhà khoa học, trí thức trên địa bàn tỉnh.
Sự cần thiết sửa đổi hiến pháp
Sau 20 năm thi hành Hiến pháp năm 1992, công cuộc đổi mới đất nước trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, ngoại giao, quốc phòng và an ninh đã đạt nhiều thành tựu quan trọng.
Có thể nêu những thành tựu nổi bật, Hiếp pháp năm 1992 đã tạo cơ sở hiến định cho việc chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang xây dựng và từng bước phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bước đầu hội nhập thành công kinh tế quốc tế. Hiến pháp năm 1992 tiếp tục phát huy nhân tố con người, quyền làm chủ của nhân dân, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.
Trên cơ sở và để thực thi Hiến pháp năm 1992, hệ thống pháp luật của Nhà nước ta ngày càng hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng. Việc thực hiện đường lối đổi mới về kinh tế được xác định trong hiến pháp đã góp phần đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển. Vị thế và uy tín của Việt
Đại biểu tham gia đóng góp cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Tuy nhiên, trong thực tiễn thi hành Hiến pháp năm 1992 cũng bộc lộ một số hạn chế bất cập và cần thiết phải sửa đổi. Tiến sĩ Phạm Tất Thắng- đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Vĩnh Long cho biết, quy định của Hiến pháp năm 1992 về quyền làm chủ của nhân dân được thể hiện chủ yếu dưới hình thức dân chủ đại diện.
Mối quan hệ và trách nhiệm giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp chưa được xác định rõ. Một số quy định của hiến pháp còn mang tính giải pháp, chính sách cụ thể chưa bảo đảm tính khái quát ở tầm hiến định.
Cũng theo Tiến sĩ Phạm Tất Thắng, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa một số quy định của hiến pháp còn có những điểm chưa bảo đảm tính đồng bộ, một số nội dung quan trọng của hiến pháp chưa được cụ thể hóa thành luật.
Trong thực tiễn thi hành hiến pháp, một số nội dung về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị có mặt còn chuyển biến chậm.
Sửa đổi để bảo đảm tính đổi mới đồng bộ
Dự thảo hiến pháp sau khi sửa đổi, bổ sung có 11 chương, 126 điều. So với Hiến pháp năm 1992, dự thảo hiến pháp giảm 1 chương, 21 điều, trong đó có 18 điều giữ nguyên, 95 điều sửa đổi và bổ sung, 13 điều mới.
Theo Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, mục đích của việc sửa đổi hiến pháp lần này để bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Ngoài ra, giúp hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, xây dựng và bảo vệ đất nước, tích cực hội nhập quốc tế.
Những nội dung, chính sách cần sửa đổi, bổ sung lần này tập trung vào các vấn đề: lời mở đầu, chế độ chính trị, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, các vấn đề kinh tế- văn hóa- giáo dục- khoa học công nghệ, bộ máy nhà nước, kỹ thuật trình bày các quy định của hiến pháp…
Ông Trương Quang Phú- Chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Vĩnh Long đóng góp: “Ở khoản 1, Điều 117, tôi thống nhất phương án HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, quyết định các biện pháp đảm bảo thi hành nghiêm chỉnh hiến pháp và pháp luật ở địa phương… Ngoài ra, để hiến pháp được thực hiện đúng theo quy định nên thành lập một cơ quan giám sát quá trình thực thi hiến pháp”.
Đại diện Trường Đại học Cửu Long cho biết, ở Điều 5 có quy định ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt nên bổ sung thêm quy định chữ viết quốc gia là chữ quốc ngữ. Ngoài ra, từ ngữ trong hiến pháp phải cụ thể, rõ ràng không thể để nhiều nghĩa. Đối với một số tên gọi các cơ quan cũng vậy, chẳng hạn tổ chức công đoàn, ở cấp cơ sở gọi là công đoàn nhưng khi lên đến cấp huyện, tỉnh lại gọi là liên đoàn lao động, với quy định như vậy khiến người ta có thể hiểu nhầm.
Bà Hồ Huỳnh Tuyết Huệ- Trưởng Ban Văn hóa- xã hội HĐND tỉnh đóng góp, ở Điều 51 có quy định “Công dân có nghĩa vụ nộp thuế” nên thay từ công dân bằng mọi người. Bởi vì, công dân là những người có quốc tịch Việt Nam, nhưng hiện nay có rất nhiều tổ chức, cá nhân người nước ngoài đến kinh doanh trên nước Việt Nam cũng phải thực hiện nghĩa vụ này.
Được biết, việc tổ chức lấy ý kiến các nhà khoa học, trí thức là bước đầu tiên, dự kiến từ tháng 1 đến tháng 3/2013, tỉnh sẽ tổ chức lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân. Trên cơ sở những ý kiến đóng góp đó, Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Vĩnh Long, các ĐBQH tổng hợp, nghiên cứu để chuẩn bị cho việc thảo luận và thông qua hiến pháp tại kỳ họp Quốc hội trong năm 2013.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin