LTS: Nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Báo Vĩnh Long trân trọng đăng bài của Thủ tướng viết năm 2005. Tuy đã lâu nhưng những điều ông nói vẫn như còn tươi mới đối với các bạn trẻ vậy!
Thủ tướng VÕ VĂN KIỆT
Đồng chí Võ Văn Kiệt thăm công nhân trẻ thi công đường Hồ Chí Minh. Ảnh: TL
LTS: Nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Báo Vĩnh Long trân trọng đăng bài của Thủ tướng viết năm 2005. Tuy đã lâu nhưng những điều ông nói vẫn như còn tươi mới đối với các bạn trẻ vậy!
Hôm nay 30/4, những bạn trẻ sinh vào ngày 30/4/1975 sẽ có cuộc hội ngộ lớn ở TP Hồ Chí Minh. Nhiều người trong số họ, mang những cái tên ý nghĩa: Hòa Bình, Thống Nhất…, được sinh ra trong thời khắc đặc biệt đó của đất nước.
Các bạn đã được cha mẹ đặt cho những cái tên không chỉ nói lên sự xúc động của những bậc làm cha, làm mẹ mà còn thể hiện tình cảm thiêng liêng của cả một dân tộc về một giai đoạn mới của đất nước.
Một giai đoạn mới bắt đầu với những giá trị không thể tranh cãi: đất nước thống nhất, hòa bình.
Sau ngày 30/4/1975, khi giữ cương vị bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, tôi có dịp trò chuyện với cố Đức Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình. Một lần, cùng cố Đức Tổng giám mục đến thăm các cháu thiếu nhi vui chơi trong vườn Tao Đàn, tôi nói với cụ: “Nhìn những cháu bé đang chơi với nhau ấy, làm sao có thể phân biệt được cháu nào có đạo, cháu nào không, cháu nào là “con quốc gia”, cháu nào là con cộng sản?”.
Cố Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình nhất trí với tôi: “Chỉ người lớn mới phải chịu trách nhiệm về những sự phân biệt đó”. Thế hệ sau 1975 đó, khi được sinh ra, chiến tranh đã kết thúc. Nay, họ có những cơ hội mà các thế hệ cha anh không có.
Những nhà lãnh đạo đầu tiên của cách mạng Việt
Hơn 60% người Việt
Tính trong xã hội, họ là lực lượng đông đảo nhất, lựa chọn một điều gì đấy cho đất nước, cũng là lựa chọn cho chính họ, lựa chọn của một thế hệ sinh ra trong hòa bình, trong một thế giới phát triển và hội nhập.
Không như thế hệ chúng tôi khi đi làm cách mạng, tuổi 20, 30 ngày nay có đủ các điều kiện để tiếp cận với những tiến bộ của loài người, có nhiều cơ hội không những đứng vững trên đôi chân của mình mà còn có thể đứng được trên vai của những “người khổng lồ” của thời đại.
Bệnh “giáo điều”, “duy ý chí” và sự đố kỵ mà các thế hệ cha anh từng phải trả giá phải được thế hệ sau 30/4 tiếp thu như những bài học sâu sắc để tránh không lặp lại. Họ lớn lên trong điều kiện mà mỗi người có cơ hội tìm thấy những con đường của mình để cống hiến, để biểu hiện lòng yêu nước, hiểu rõ Tổ quốc đang ở đâu trên bản đồ phát triển của thế giới.
Tôi kỳ vọng rất lớn và đặt hết lòng tin vào thế hệ sinh ra sau 30/4/1975. Tôi nghĩ điều cần làm nhất của thế hệ chúng tôi, “thế hệ cha anh” là phải nỗ lực để sao cho lớp trẻ không còn phải e dè khi nhập cuộc, làm sao để phát huy hết được phần tinh túy nhất của họ. Tôi nghĩ, ở tuổi 30, họ thật sự đã đủ sức để lựa chọn và đem về cho Việt Nam những giá trị của thời đại, của nền văn minh nhân loại, đủ sức để tạo ra những giá trị của thời bình mà bạn bè thừa nhận.
Những người trẻ tuổi, với vai trò đó của mình, theo tôi, cũng phải chủ động để đứng vào trung tâm của dòng chảy. Chính các bạn với tuổi đời 20, 30, chính các bạn với lòng khát khao cống hiến, nhạy cảm với thời cuộc sẽ làm tỏa sáng và làm trẻ mãi đất nước có bề dày lịch sử này của chúng ta.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin