(VLO) Tôi và người thân xảy ra tranh chấp đất đai. Tôi thấy những vụ việc như thế này thường do tòa án giải quyết, ngoài ra tôi có thể nộp đơn ở nơi nào khác không?
Huỳnh Trí Nhân (Bình Tân)
Trả lời: Điều 236 Luật Đất đai 2024 có quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Theo đó, tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp hoặc một trong các bên tranh chấp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 137 của luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do tòa án giải quyết.
Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 137 của luật này thì các bên tranh chấp được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây: nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 điều này; khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại liên quan đến đất đai do tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự hoặc do trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết theo quy định của pháp luật về trọng tài thương mại.
NT. PHÒNG BẠN ĐỌC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin