Tái khám vượt tuyến muốn hưởng BHYT phải có giấy chuyển tuyến

09:03, 01/03/2024

Mẹ tôi nhập viện điều trị bệnh ở bệnh viện tuyến trên, hưởng BHYT trái tuyến, sau khi xuất viện được cấp giấy hẹn tái khám. Vậy mẹ tôi có được hưởng tiếp BHYT khi quay lại tái khám tại bệnh viện trên không?

Mẹ tôi nhập viện điều trị bệnh ở bệnh viện tuyến trên, hưởng BHYT trái tuyến, sau khi xuất viện được cấp giấy hẹn tái khám. Vậy mẹ tôi có được hưởng tiếp BHYT khi quay lại tái khám tại bệnh viện trên không?

Nguyễn Thị Trúc Linh

(Trà Ôn)

Trả lời:

Tại Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định, trường hợp đã điều trị và xuất viện, được cấp giấy hẹn tái khám thì giấy hẹn khám lại chỉ có giá trị sử dụng một lần trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày khám lại và được hưởng đầy đủ quyền lợi BHYT theo quy định nếu người bệnh khám chữa bệnh (KCB) đúng tuyến. Trường hợp KCB không đúng tuyến thì giấy hẹn tái khám không được sử dụng để thanh toán BHYT. Khi đó, người bệnh phải đến đúng nơi đăng ký KCB BHYT ban đầu trên thẻ, xuất trình giấy tờ và thực hiện đầy đủ thủ tục KCB BHYT để bác sĩ phụ trách chuyên môn thực hiện khám bệnh. Nếu vượt quá khả năng chuyên môn, bác sĩ có trách nhiệm chuyển tuyến KCB BHYT theo quy định.

Căn cứ quy định trên, nếu mẹ của bạn quay lại tái khám tại bệnh viện không đúng nơi đăng ký KCB ban đầu, muốn được hưởng đầy đủ quyền lợi BHYT thì phải có giấy chuyển tuyến.

TT. PHÒNG BẠN ĐỌC

 

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh