Khi giao dịch dân sự vi phạm về hình thức

06:10, 25/10/2023

Do tôi mới ra làm ăn nên không rành trong việc lập hợp đồng. Sau khi hai bên thực hiện được 2/3 giá trị trong hợp đồng và cũng không phát sinh mâu thuẫn gì, bất ngờ em của bên đã ký hợp đồng với tôi nói rằng hợp đồng này không có công chứng là không được. Điều này, làm tôi thấy lo lắng, bên ký hợp đồng cũng không nói gì. Như vậy, nếu có chuyện gì bất hòa xảy ra, tôi phải làm sao?

Do tôi mới ra làm ăn nên không rành trong việc lập hợp đồng. Sau khi hai bên thực hiện được 2/3 giá trị trong hợp đồng và cũng không phát sinh mâu thuẫn gì, bất ngờ em của bên đã ký hợp đồng với tôi nói rằng hợp đồng này không có công chứng là không được. Điều này, làm tôi thấy lo lắng, bên ký hợp đồng cũng không nói gì. Như vậy, nếu có chuyện gì bất hòa xảy ra, tôi phải làm sao?

L.V.T. (Bến Tre)

Trả lời:

Anh T. thân mến! Theo Điều 119 Bộ luật Dân sự, hình thức giao dịch dân sự được quy định như sau:

1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Tuy nhiên, nếu văn bản hợp đồng giữa hai bên không có công chứng nhưng thuộc trường hợp được quy định tại Điều 129 Bộ luật Dân sự thì anh có thể yên tâm. Điều luật này quy định: Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:

1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

Do vậy, trường hợp anh nêu, nếu có phát sinh mâu thuẫn, anh có thể yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định trên.

HT tư vấn

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh