Vừa rồi khi lưu thông trên đường tôi bắt gặp một nam thanh niên vừa điều khiển xe máy vừa cầm dù che cho bạn nữ ngồi phía sau. Hành vi này khá nguy hiểm bởi tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông. Xin hỏi chế tài của pháp luật đối với hành vi này được quy định ra sao?
(VLO) Vừa rồi khi lưu thông trên đường tôi bắt gặp một nam thanh niên vừa điều khiển xe máy vừa cầm dù che cho bạn nữ ngồi phía sau. Hành vi này khá nguy hiểm bởi tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông. Xin hỏi chế tài của pháp luật đối với hành vi này được quy định ra sao?
Huỳnh Hữu Khanh (Bình Tân)
Trả lời: Theo điểm c, khoản 3, Điều 30 Luật Giao thông đường bộ, người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.
Do đó, việc sử dụng dù khi điều khiển xe máy là hành vi vi phạm pháp luật. Do dù thường có kích cỡ lớn nên dễ gây cản trở tầm nhìn của các phương tiện giao thông và cũng dễ vướng, mắc vào phương tiện xung quanh không đảm bảo ATGT.
Về hình thức xử phạt, căn cứ theo khoản 4, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được thay thế bởi điểm g, khoản 34, Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP), hành vi sử dụng ô (dù) khi đi xe máy sẽ bị phạt tiền từ 800.000-1.000.000đ. Đồng thời người điều khiển phương tiện còn thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1-3 tháng.
Cũng theo quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, ngay cả khi người điều khiển phương tiện không dùng dù nhưng chở người ngồi trên xe sử dụng dù thì người điều khiển phương tiện cũng bị phạt tiền từ 100.000-200.000đ, còn người được chở trên xe máy sử dụng dù cũng bị phạt số tiền tương tự.
TP. PHÒNG BẠN ĐỌC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin