Cháu tôi lái xe khi đã uống rượu bia và gây tai nạn giao thông, hư hỏng phương tiện. Sau đó, cháu tôi liên hệ phía bảo hiểm để được bồi thường nhưng không được chấp nhận với lý do cháu tôi lái xe khi đã sử dụng rượu bia dẫn đến tai nạn. Tôi muốn biết trường hợp này bên bảo hiểm xử lý có đúng không?
Cháu tôi lái xe khi đã uống rượu bia và gây tai nạn giao thông, hư hỏng phương tiện. Sau đó, cháu tôi liên hệ phía bảo hiểm để được bồi thường nhưng không được chấp nhận với lý do cháu tôi lái xe khi đã sử dụng rượu bia dẫn đến tai nạn. Tôi muốn biết trường hợp này bên bảo hiểm xử lý có đúng không?
Nguyễn Tú Quỳnh
(Mang Thít)
Trả lời:
Hiện nay, Luật Giao thông đường bộ nghiêm cấm người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Nếu người điều khiển phương tiện uống rượu, bia tham gia giao thông, cho dù phương tiện đã có bảo hiểm trách nhiệm dân sự thì khi gây tai nạn cũng không được bồi thường theo Điều 13 Nghị định 03/2021/NĐ-CP quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Cụ thể, điều này chỉ ra 8 trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại, trong đó có trường hợp: Thiệt hại đối với tài sản do lái xe điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, sử dụng ma túy và chất kích thích bị cấm theo quy định của pháp luật.
Như vậy, khi tham gia giao thông người điều khiển phương tiện gây tai nạn có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở thì sẽ không được bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới chi trả.
Ngoài ra, theo quy định tại Nghị định 100, người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông mà vi phạm nồng độ cồn thì có thể bị phạt cao nhất 40 triệu đồng đối với ô tô và 8 triệu đồng đối với xe máy.
Trường hợp uống rượu, bia gây tai nạn, thiệt hại cho người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” được quy định tại Bộ luật Hình sự.
NT. PHÒNG BẠN ĐỌC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin