Ba, mẹ tôi để lại 1 căn nhà nhưng nhiều năm qua đã được giao cho người anh bà con quản lý, sử dụng. Vì lúc đó, anh em chúng tôi đều ở xa, nhà không ai trông coi. Nay, ba, mẹ tôi đều qua đời, tôi về đòi lại căn nhà này thì anh nói được ba, mẹ tôi ủy quyền quản lý và cho phép sử dụng đến khi nào ba, mẹ tôi qua đời các con của ba, mẹ chia thừa kế, anh mới trao trả lại, tôi không có quyền đòi ngang như vậy! Anh ấy nói như vậy có đúng không, tôi có cảm giác anh muốn chiếm hữu luôn tài sản này?
(VLO) Ba, mẹ tôi để lại 1 căn nhà nhưng nhiều năm qua đã được giao cho người anh bà con quản lý, sử dụng. Vì lúc đó, anh em chúng tôi đều ở xa, nhà không ai trông coi. Nay, ba, mẹ tôi đều qua đời, tôi về đòi lại căn nhà này thì anh nói được ba, mẹ tôi ủy quyền quản lý và cho phép sử dụng đến khi nào ba, mẹ tôi qua đời các con của ba, mẹ chia thừa kế, anh mới trao trả lại, tôi không có quyền đòi ngang như vậy! Anh ấy nói như vậy có đúng không, tôi có cảm giác anh muốn chiếm hữu luôn tài sản này?
L.B.A. (TX Bình Minh)
Trả lời: Anh A. thân mến! Nếu người anh bà con của anh nói đã được ba, mẹ anh ủy quyền quản lý tài sản là căn nhà, chờ đến sau này chia thừa kế cho các con của ông, bà nên không giao lại cho anh, là anh ấy không sai. Trước mắt, anh ấy có sử dụng căn nhà, vẫn được xem là sự chiếm hữu có căn cứ pháp luật. Bởi, theo khoản 1, Điều 165 Bộ luật Dân sự, việc chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:
a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
c) Người được chuyển giao
quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;
d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) Trường hợp khác do pháp luật quy định.
Theo khoản 2 điều luật trên: Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1, điều này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
Theo đó, khoản 1, Điều 166 Bộ luật Dân sự quy định về quyền đòi lại tài sản: Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
Hiện nay, ba, mẹ anh đều đã mất, các anh, em của anh có thể tiến hành thủ tục chia thừa kế di sản của ba, mẹ, trong đó có căn nhà nói trên (nếu có di chúc thì chia theo di chúc, không có di chúc thì chia theo pháp luật). Một mình anh về yêu cầu người được ủy quyền quản lý căn nhà giao lại căn nhà thì không thể thực hiện.
HT tư vấn
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin