Thời gian qua, tôi thấy xảy ra một số vụ việc cá nhân dùng đến súng để giải quyết mâu thuẫn cá nhân. Xin hỏi hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào?
Thời gian qua, tôi thấy xảy ra một số vụ việc cá nhân dùng đến súng để giải quyết mâu thuẫn cá nhân. Xin hỏi hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào?
Trần Liêm Điều
(Long Hồ)
Trả lời:
Theo Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, các loại súng cầm tay như súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên… là vũ khí quân dụng. Cũng theo luật trên, nghiêm cấm hành vi sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trừ vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.
Về chế tài xử phạt, tại khoản 5 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao sẽ bị phạt tiền từ 20- 40 triệu đồng. Về xử lý hình sự, Điều 304 Bộ luật Hình sự quy định người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ 1- 7 năm. Trường hợp sử dụng vũ khí quân dụng làm chết người thì bị phạt tù từ 5- 12 năm.
PHÒNG BẠN ĐỌC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin