Mấy năm trước, tôi có cho người thân mượn tiền nhưng vì chỗ bà con nên không làm giấy nhận nợ. Hiện tôi còn giữ tin nhắn mượn tiền trong điện thoại và có người bạn từng đi cùng tôi đến quán cà phê chứng kiến việc tôi đưa tiền cho người thân. Vậy tôi có thể xem đó là chứng cứ để khởi kiện ra tòa đòi lại tiền đã cho mượn không?
(VLO) Mấy năm trước, tôi có cho người thân mượn tiền nhưng vì chỗ bà con nên không làm giấy nhận nợ. Hiện tôi còn giữ tin nhắn mượn tiền trong điện thoại và có người bạn từng đi cùng tôi đến quán cà phê chứng kiến việc tôi đưa tiền cho người thân. Vậy tôi có thể xem đó là chứng cứ để khởi kiện ra tòa đòi lại tiền đã cho mượn không?
Nguyễn Văn Vũ (Mang Thít)
Trả lời: Pháp luật dân sự hiện hành không có quy định bắt buộc hợp đồng vay mượn tài sản phải được lập thành văn bản nên việc bạn cho mượn tiền mà chỉ giao kết bằng lời nói thì vẫn có giá trị pháp lý, các bên vẫn có quyền và nghĩa vụ theo thỏa thuận trên cơ sở quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, việc không xác lập văn bản vay mượn nợ sẽ gặp nhiều khó khăn khi xảy ra tranh chấp và kiện ra tòa.
Theo quy định tại Điều 94 và 95 Bộ luật Tố tụng dân sự thì tài liệu đọc, nghe và nhìn được hoặc dữ liệu thể hiện dưới hình thức trao đổi qua thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc thì được xem là một trong những nguồn chứng cứ trước tòa.
Do đó, tin nhắn mượn nợ và người làm chứng thừa nhận việc chứng kiến bạn cho mượn tiền sẽ là cơ sở để tòa xem xét khi bạn khởi kiện.
PHÒNG BẠN ĐỌC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin