Do ảnh hưởng dịch bệnh, chồng tôi không có việc làm nên cả nhà 5 người chỉ sống bằng tiền lương của tôi. Trong 2 tháng qua, công ty tôi trừ nhiều khoản đóng góp vào lương mà không thông báo trước, chỉ khi lãnh lương thì người lao động mới biết khiến nhiều người bức xúc. Theo quy định pháp luật thì hiện có các loại quỹ nào là bắt buộc, quỹ nào tự nguyện và người lao động phải nhờ nơi đâu can thiệp khi bị trừ lương không đúng quy định?
Do ảnh hưởng dịch bệnh, chồng tôi không có việc làm nên cả nhà 5 người chỉ sống bằng tiền lương của tôi. Trong 2 tháng qua, công ty tôi trừ nhiều khoản đóng góp vào lương mà không thông báo trước, chỉ khi lãnh lương thì người lao động mới biết khiến nhiều người bức xúc. Theo quy định pháp luật thì hiện có các loại quỹ nào là bắt buộc, quỹ nào tự nguyện và người lao động phải nhờ nơi đâu can thiệp khi bị trừ lương không đúng quy định?
Phạm Văn Kiệt
(TP Vĩnh Long)
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 102 Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động chỉ được phép khấu trừ lương của người lao động trong trường hợp người lao động làm hư, mất dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động. Mức khấu trừ hàng tháng không được quá 30% tiền lương tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm và thuế thu nhập cá nhân.
Ngoài ra, tại khoản 2 Nghị định 94/2014/NĐ-CP của Chính phủ còn quy định cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải đóng một ngày lương/người/năm theo mức lương cơ bản sau khi trừ các khoản thuế, bảo hiểm; đối với lao động khác thì đóng 15.000 đ/người/năm cho Quỹ Phòng chống thiên tai và đây là quy định bắt buộc. Ngoài Quỹ Phòng chống thiên tai thì các quỹ xã hội, từ thiện khác là vận động và chỉ đóng trên tinh thần tự nguyện.
Do đó, nếu công ty bạn tự ý khấu trừ tiền lương trái quy định, bạn có thể khiếu nại lên thanh tra Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh hoặc gửi đơn khởi kiện ra tòa để đòi quyền lợi cho mình.
PHÒNG BẠN ĐỌC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin