Vợ chồng tôi sau khi cưới nhau vẫn sống chung với gia đình gồm ba, mẹ và chị gái tôi. Vì nhiều mâu thuẫn, chúng tôi quyết định ly hôn nhưng chưa biết cách nào để chia tài sản cho vợ tôi vì từ trước tới nay vợ tôi chỉ ở nhà lo nội trợ, tiền bạc vợ chồng tôi làm được đều lo chung cho gia đình. Trường hợp này, tôi phải tính cách nào?
Vợ chồng tôi sau khi cưới nhau vẫn sống chung với gia đình gồm ba, mẹ và chị gái tôi. Vì nhiều mâu thuẫn, chúng tôi quyết định ly hôn nhưng chưa biết cách nào để chia tài sản cho vợ tôi vì từ trước tới nay vợ tôi chỉ ở nhà lo nội trợ, tiền bạc vợ chồng tôi làm được đều lo chung cho gia đình. Trường hợp này, tôi phải tính cách nào?
L.V.D. (TP Vĩnh Long)
Trả lời:
Khoản 1 Điều 61 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định việc chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình như sau: Trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng đối với việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết.
Theo điểm b khoản 4 Điều 7 Thông tư 01/ 2016/TTLT của Tòa án nhân dân Tối cao- Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao- Bộ Tư pháp thì “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.
Vậy, anh chị có thể căn cứ quy định trên để cùng thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn.
Luật sư TRẦN VĂN SỸ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin