Tôi là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong một vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất. Vụ án này đã được TAND cấp huyện đưa ra xét xử sơ thẩm. Tại phiên tòa, HĐXX cho biết các đương sự có quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày tính từ ngày tuyên án. Tuy nhiên, tôi nghĩ đợi khi có bản án mới hiểu rõ cụ thể nội dung để kháng cáo, nhưng đến khi tôi nhận được bản án thì đã quá thời hạn 15 ngày. Xin hỏi trường hợp của tôi có được kháng cáo quá hạn? Pháp luật hiện hành quy định vấn đề này ra sao?
Tôi là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong một vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất. Vụ án này đã được TAND cấp huyện đưa ra xét xử sơ thẩm. Tại phiên tòa, HĐXX cho biết các đương sự có quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày tính từ ngày tuyên án. Tuy nhiên, tôi nghĩ đợi khi có bản án mới hiểu rõ cụ thể nội dung để kháng cáo, nhưng đến khi tôi nhận được bản án thì đã quá thời hạn 15 ngày. Xin hỏi trường hợp của tôi có được kháng cáo quá hạn? Pháp luật hiện hành quy định vấn đề này ra sao?
Lê Văn Thủ
(Vũng Liêm)
Trả lời:
Đối với vấn đề kháng cáo quá hạn và xem xét kháng cáo quá hạn, tại Điều 275 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
- Kháng cáo quá thời hạn quy định tại Điều 273 của bộ luật này là kháng cáo quá hạn. Sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn, tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ (nếu có) cho tòa án cấp phúc thẩm.
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, tòa án cấp phúc thẩm thành lập hội đồng gồm 3 thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn. Phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn phải có sự tham gia của đại diện viện kiểm sát cùng cấp và người kháng cáo quá hạn. Trường hợp người kháng cáo, kiểm sát viên vắng mặt thì tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
- Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc kháng cáo quá hạn, ý kiến của người kháng cáo quá hạn, đại diện viện kiểm sát tại phiên họp, hội đồng xét kháng cáo quá hạn quyết định theo đa số về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định. Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định cho người kháng cáo quá hạn, tòa án cấp sơ thẩm và viện kiểm sát cùng cấp; nếu tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận việc kháng cáo quá hạn thì tòa án cấp sơ thẩm phải tiến hành các thủ tục do bộ luật này quy định.
Căn cứ quy định trên, ông có thể kháng cáo quá hạn. Tuy nhiên, việc này có được chấp nhận hay không là do hội đồng thẩm phán cấp phúc thẩm xem xét.
PHÒNG BẠN ĐỌC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin