Theo tôi được biết, pháp luật đã có quy định rõ ràng về việc xử lý đối với các hành vi mua bán dâm, môi giới mại dâm,… Tuy nhiên, phòng chống mại dâm là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Vậy cá nhân, tổ chức có trách nhiệm ra sao trong việc này?
Theo tôi được biết, pháp luật đã có quy định rõ ràng về việc xử lý đối với các hành vi mua bán dâm, môi giới mại dâm,… Tuy nhiên, phòng chống mại dâm là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Vậy cá nhân, tổ chức có trách nhiệm ra sao trong việc này?
Trần Văn Sang (TX Bình Minh)
Trả lời: Điều 8 của Nghị định số 178/2004/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Phòng chống mại dâm quy định mọi cá nhân có trách nhiệm: chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về phòng chống mại dâm; tham gia tích cực các hoạt động phòng chống mại dâm; giáo dục, quản lý, ngăn ngừa để thành viên trong gia đình mình không tham gia tệ nạn mại dâm; phát hiện, cung cấp kịp thời các thông tin về tệ nạn mại dâm cho cơ quan công an hoặc cơ quan khác có thẩm quyền.
Điều 9 của nghị định này cũng quy định trách nhiệm của gia đình trong phòng chống mại dâm như sau:
Mỗi gia đình đều phải có trách nhiệm: tuyên truyền, giáo dục các thành viên trong gia đình mình về phòng chống mại dâm; xây dựng gia đình hòa thuận, sống chung thủy lành mạnh; tham gia tích cực các hoạt động phòng chống mại dâm; phối hợp chặt chẽ và giúp đỡ UBND các cấp, cơ quan, tổ chức hữu quan tiến hành quản lý, giáo dục người có hành vi mua dâm, bán dâm ở tại địa phương.
Riêng gia đình có người bán dâm còn có trách nhiệm: quản lý, giúp đỡ, chăm sóc người bán dâm được giáo dục tại xã- phường- thị trấn theo sự hướng dẫn, giám sát của tổ chức, cá nhân được phân công giúp đỡ và của chính quyền cơ sở; quản lý, giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn người bán dâm tái phạm hoặc có hành vi gây mất trật tự an toàn xã hội; động viên, giúp người bán dâm xóa bỏ mặc cảm, tạo điều kiện để họ hòa nhập cộng đồng.
PHÒNG BẠN ĐỌC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin