Tôi được biết, từ ngày 5/9/2020, cán bộ, công chức, viên chức khi tố cáo hành vi sai phạm của cá nhân, tổ chức sẽ được bảo vệ vị trí công tác, không sợ bị thuyên chuyển công việc. Vậy, người tố cáo cần làm gì để được bảo vệ?
Tôi được biết, từ ngày 5/9/2020, cán bộ, công chức, viên chức khi tố cáo hành vi sai phạm của cá nhân, tổ chức sẽ được bảo vệ vị trí công tác, không sợ bị thuyên chuyển công việc. Vậy, người tố cáo cần làm gì để được bảo vệ?
Lê Hữu Hưng
(Vũng Liêm)
Trả lời:
Ngày 5/9/2020, Thông tư số 03/2020/TT-BNV của Bộ Nội vụ quy định chi tiết về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức có hiệu lực thi hành. Theo đó, người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức sẽ được bảo vệ công việc gắn với chức danh, chức vụ, vị trí việc làm hoặc công việc và nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý của viên chức trong quá trình giải quyết tố cáo.
Trao đổi về vấn đề này, chúng tôi được Thanh tra của Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Long cho biết: Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo sẽ áp dụng biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý. Trường hợp người tố cáo đó không thuộc thẩm quyền quản lý của người có thẩm quyền giải quyết tố cáo thì người có thẩm quyền giải quyết tố cáo sẽ yêu cầu hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị chức năng thực hiện biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức.
Do đó, trong quá trình giải quyết tố cáo, nếu ông có cơ sở chứng minh vị trí, công việc của mình đang bị đe dọa thì liên hệ trực tiếp hoặc qua văn bản gửi người có thẩm quyền giải quyết tố yêu cầu được bảo vệ.
PHÒNG BẠN ĐỌC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin