Khi bản án dân sự có hiệu lực pháp luật trong thời hạn bao lâu thì cơ quan thi hành án phải tổ chức thi hành án? Nếu chậm thi hành án thì sẽ bị xử lý như thế nào? Nếu không được thi hành án thì phải khiếu kiện đến cơ quan nào để được giải quyết?
Khi bản án dân sự có hiệu lực pháp luật trong thời hạn bao lâu thì cơ quan thi hành án phải tổ chức thi hành án? Nếu chậm thi hành án thì sẽ bị xử lý như thế nào? Nếu không được thi hành án thì phải khiếu kiện đến cơ quan nào để được giải quyết?
Lê Thị Thu Hảo (Bình Tân)
Trả lời: Về việc tổ chức thi hành án:
Theo khoản 1 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự (được sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định: Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án khi có yêu cầu thi hành án. Thời hạn ra quyết định thi hành án theo yêu cầu là 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án.
Sau khi ra quyết định thi hành án, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phân công chấp hành viên (CHV) thực hiện các trình tự thủ tục thi hành án theo Luật Thi hành án dân sự như sau:
Thông báo về thi hành án: Gửi quyết định về thi hành án trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày ra văn bản cho đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan để họ thực hiện quyền, nghĩa vụ theo nội dung của văn bản đó.
Thời hạn tự nguyện thi hành án của người phải thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án thì CHV tiến hành xác minh.
Hết thời hạn tự nguyện thi hành án, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án (có tài sản) mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.
Tiếp đó, CHV sẽ thực hiện các trình tự thủ tục định giá, bán đấu giá tài sản của người phải thi hành án để thi hành án.
Việc thỏa thuận thi hành án:
Theo Điều 6 Luật Thi hành án dân sự:
Đương sự có quyền thỏa thuận về việc thi hành án, nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Kết quả thi hành án theo thỏa thuận được công nhận.
Theo yêu cầu của đương sự, CHV có trách nhiệm chứng kiến việc thỏa thuận về thi hành án.
Trường hợp đương sự không thực hiện đúng thỏa thuận thì có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành phần nghĩa vụ chưa được thi hành theo nội dung, quyết định.
Khiếu nại việc chậm thi hành án:
Theo Điều 140 và khoản 1 Điều 142 Luật Thi hành án dân sự, trường hợp CHV chậm thực hiện các trình tự thủ tục thi hành án người được thi hành án có quyền khiếu nại đến cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện nơi đang tổ chức thi hành án.
PHÒNG BẠN ĐỌC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin