Tôi có cho vợ chồng người bạn mượn số tiền lớn, có làm hợp đồng vay và có chữ ký của vợ chồng họ. Đến hạn trả nợ thì vợ chồng họ không trả, sau đó 2 người làm thủ tục ly hôn. Theo tôi tìm hiểu thì họ vẫn còn chung sống với nhau và chỉ ly hôn trên giấy tờ để trốn tránh trách nhiệm trả nợ.
Tôi có cho vợ chồng người bạn mượn số tiền lớn, có làm hợp đồng vay và có chữ ký của vợ chồng họ. Đến hạn trả nợ thì vợ chồng họ không trả, sau đó 2 người làm thủ tục ly hôn. Theo tôi tìm hiểu thì họ vẫn còn chung sống với nhau và chỉ ly hôn trên giấy tờ để trốn tránh trách nhiệm trả nợ. Xin hỏi, trường hợp này thì ai có trách nhiệm trả nợ cho tôi? Trường hợp ly hôn giả như vậy có bị xử phạt không?
Dương Thanh Hương (TP Vĩnh Long)
Trả lời: Theo quy định tại Điều 37 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập được xem là nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng.
Ngoài ra, Điều 60 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.
Như vậy, căn cứ các quy định trên và thông tin bạn cung cấp thì nghĩa vụ trả số nợ cho bạn là nghĩa vụ chung của vợ chồng người bạn và cả hai đều có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ dù đã ly hôn.
Nếu trường hợp vợ chồng người bạn lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản thì đây được xem là hành vi ly hôn giả tạo.
Hành vi ly hôn giả tạo sẽ bị xử phạt hành chính theo khoản 35 Điều 1 Nghị định 67/2015 (sửa đổi điều 48 Nghị định 110/2013). Cụ thể là cá nhân có hành vi lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân sẽ bị phạt tiền từ 10- 20 triệu đồng.
PHÒNG BẠN ĐỌC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin