Ông Phạm Nam Hải, hiện đang công tác tại UBND Phường 9- TP Vĩnh Long hỏi: Tôi có tham gia BHXH từ năm 1991 đến năm 2003, sau đó chuyển sang làm công tác tuyên giáo (cán bộ không chuyên trách) và không được tham gia BHXH (vì chưa có BHXH tự nguyện). Đến năm 2014, tôi tiếp tục được tham gia BHXH cho đến nay. Vậy xin hỏi, theo Luật BHXH hiện nay tôi có thể được truy đóng BHXH trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến năm 2013 (10 năm) để thời gian tham gia BHXH của tôi được liên tục cho đến khi được nghỉ việc?
Ông Phạm Nam Hải, hiện đang công tác tại UBND Phường 9- TP Vĩnh Long hỏi: Tôi có tham gia BHXH từ năm 1991 đến năm 2003, sau đó chuyển sang làm công tác tuyên giáo (cán bộ không chuyên trách) và không được tham gia BHXH (vì chưa có BHXH tự nguyện). Đến năm 2014, tôi tiếp tục được tham gia BHXH cho đến nay. Vậy xin hỏi, theo Luật BHXH hiện nay tôi có thể được truy đóng BHXH trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến năm 2013 (10 năm) để thời gian tham gia BHXH của tôi được liên tục cho đến khi được nghỉ việc?
Sau khi nhận được thư của ông, chúng tôi đã liên hệ với BHXH Vĩnh Long và được trả lời như sau:
Ông Phạm Nam Hải sinh ngày 4/11/1967, có số sổ BHXH là 5699019258. Tính đến tháng 2/2020, ông 53 tuổi và có 17 năm 5 tháng đóng BHXH. Như vậy, trường hợp của ông chỉ đợi đủ tuổi nghỉ hưu mới có thể đóng BHXH tự nguyện (nếu trường hợp chưa đủ 20 năm đóng BHXH), vì theo quy định tại Điều 73 Luật BHXH, quy định về chế độ hưu trí đối với đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, thì người lao động hưởng lương hưu khi có các điều kiện sau: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi; đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.
Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 điều này nhưng thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Theo Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật BHXH tự nguyện, thì phương thức đóng BHXH tự nguyện theo khoản 2 Điều 87 của Luật BHXH được quy định như sau:
Người tham gia BHXH tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất: Đóng hàng tháng; đóng 3 tháng một lần; đóng 6 tháng một lần; đóng 12 tháng một lần; đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần; đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng), thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Trong trường hợp người tham gia BHXH đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng BHXH còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng BHXH tự nguyện theo một trong các phương thức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 điều này cho đến khi thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu theo quy định tại điểm e khoản 1 điều này.
Như vậy, theo quy định trên trường hợp người lao động đủ tuổi nghỉ hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH, thì người lao động sẽ được đóng BHXH tự nguyện một lần cho những năm còn thiếu để được hưởng lương hưu hàng tháng.
Đối với trường hợp của ông, hiện nay ông chưa đến tuổi nghỉ hưu nên không được đóng lại BHXH tự nguyện cho thời gian từ năm 2003 đến năm 2013.
PHÒNG BẠN ĐỌC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin