Uống rượu, bia lái xe có thể bị tước giấy phép lái xe 2 năm

05:01, 03/01/2020

Theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2020 thì người nào uống rượu, bia (dù uống ít) mà điều khiển mô tô, xe gắn máy cũng bị xử phạt. Vậy việc xử phạt đối với trường hợp trên theo quy định có thay đổi không?

Theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2020 thì người nào uống rượu, bia (dù uống ít) mà điều khiển mô tô, xe gắn máy cũng bị xử phạt. Vậy việc xử phạt đối với trường hợp trên theo quy định có thay đổi không?

Lê Duy Khang (Trà Ôn)

Trả lời: Ngày 30/12/2019, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định số 100/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thay thế Nghị định 46/2016 của Chính phủ. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.

Nghị định 100/2019, tăng mức xử phạt tối đa đối với các hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn.

Cụ thể, đối với người điều khiển ô tô vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất (mức 3), phạt tiền từ 30- 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 22- 24 tháng đối với người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Nghị định 46/2016 trước đây quy định xử phạt từ 16- 18 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 4- 6 tháng.

PHÒNG BẠN ĐỌC

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh