Bà Trần Thị Thụy Khương (cư ngụ số 34/26, đường Trần Phú- TP Vĩnh Long) hỏi: Tôi đang đứng tên quyền sử dụng đất (QSDĐ), thửa số 1048, tờ bản đồ số 12, diện tích 36m2 tại Phường 4- TP Vĩnh Long.
Bà Trần Thị Thụy Khương (cư ngụ số 34/26, đường Trần Phú- TP Vĩnh Long) hỏi: Tôi đang đứng tên quyền sử dụng đất (QSDĐ), thửa số 1048, tờ bản đồ số 12, diện tích 36m2 tại Phường 4- TP Vĩnh Long.
Hiện nay, phần đất liền kề phía trước mặt tiền đường Trần Đại Nghĩa (Phường 4- TP Vĩnh Long) đã được xây dựng trái phép so với quy hoạch kiến trúc đô thị TP Vĩnh Long. Cụ thể, phần đất này có diện tích dưới 10m2, chiều sâu vào chưa tới 1m nhưng xây dựng dạng ki ốt lấn sang phần đất của tôi để cho thuê. Tôi đang có nhu cầu sử dụng phần đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mình nhưng không được vì lý do trên. Vì vậy, mong Báo Vĩnh Long cho tôi biết cách xử lý vấn đề thích hợp.
Theo nội dung trong thư mà bà đã gửi cho Tòa soạn Báo Vĩnh Long, chúng tôi nhận thấy rằng đây là việc tranh chấp đất đai giữa gia đình bà với chủ của phần đất liền kề. Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, thì khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở, nếu không hòa giải được thì gửi đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
Căn cứ quy định trên, chúng tôi đã liên hệ với UBND Phường 4- TP Vĩnh Long (nơi có đất tranh chấp) và được biết như sau:
UBND Phường 4- TP Vĩnh Long cũng đã nhận được đơn của bà, sau khi nhận đơn, UBND Phường 4 đã xem xét nội dung đơn và sau đó đã cử cán bộ địa chính của phường đến tiếp xúc với các bên tranh chấp đất theo nội dung đơn để thẩm tra, xác minh.
Trong biên bản tiếp xúc, cán bộ địa chính cũng đã hướng dẫn bà về thủ tục và quy trình giải quyết tranh chấp đất đai, nếu như bà muốn được giải quyết thì cần phải cung cấp những giấy tờ chứng minh QSDĐ cho UBND Phường 4 như: Giấy chứng nhận QSDĐ hoặc các loại giấy tờ khác có liên quan.
Về thủ tục hòa giải ở cơ sở thì theo quy định hiện hành, khi các bên có tranh chấp về đất đai thì Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải với nhau. Nếu không tự hòa giải được thì các bên sẽ giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Đây là một thủ tục bắt buộc khi giải quyết tranh chấp đất đai, cụ thể như sau:
Căn cứ Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai như sau:
Khi nhận được đơn yêu cầu tranh chấp đất đai, UBND cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau: Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;…Như vậy, để được giải quyết việc tranh chấp đất theo nội dung bà trình bày thì bà cần cung cấp các giấy tờ như đã hướng dẫn.
Tuy nhiện, hiện nay bà chưa đến UBND Phường 4 để gửi các loại giấy tờ, tài liệu có liên quan để có cơ sở để chúng tôi giải quyết.
PHÒNG BẠN ĐỌC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin