Người không tự nguyện thi hành án thì xử lý thế nào?

05:06, 18/06/2019

Trường hợp người phải thi hành án nhưng không tự nguyện thi hành án thì được giải quyết như thế nào?

Trường hợp người phải thi hành án nhưng không tự nguyện thi hành án thì được giải quyết như thế nào?

Lý Ngọc Hương (Bình Tân)

Trả lời: Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 về quyền của người được thi hành án thì:

Người được thi hành án có các quyền sau: Yêu cầu thi hành án, đình chỉ thi hành án một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định áp dụng biện pháp đảm bảo, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành ánđược quy định trong luật này.

Ngoài ra, Điều 45, 46 Luật Thi hành án dân sự quy định thời hạn tự nguyện thi hành án. Theo đó, thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.

Trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc hành vi khác nhằm trốn tránh việc thi hành án thì chấp hành viên áp dụng ngay biện pháp quy định tại Chương IV của luật này.

Về cưỡng chế thi hành án, thì hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 của luật này, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.

Không tổ chức cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.

PHÒNG BẠN ĐỌC

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh