Trường hợp người đi xe máy đâm vào xe tải đang đậu bị thương tích nặng thì tài xế xe tải bị xử lý như thế nào?
Trường hợp người đi xe máy đâm vào xe tải đang đậu bị thương tích nặng thì tài xế xe tải bị xử lý như thế nào?
Phan Thanh Ngọc (Tam Bình)
Trả lời: Theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) năm 2008 thì người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:
Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết; cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;
trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;
sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;
không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi bảo đảm điều kiện an toàn; khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái; xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.
Nếu người tham gia giao thông dừng xe, đỗ xe không đúng quy định trên sẽ bị xử phạt theo khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015
Người nào tham gia GTĐB mà vi phạm quy định về an toàn GTĐB gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30- 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1- 5 năm:
Làm chết người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 1 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người từ 61- 121%; gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
PHÒNG BẠN ĐỌC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin