Ông Lê Văn Đen, ngụ TX Bình Minh hỏi: Chị tôi đang dạy ở Trường Đại học An Giang, muốn học thêm ngành 2. Đi nộp hồ sơ nhà trường yêu cầu bản gốc giấy khai sinh, do giấy khai sinh cũ, nhà trường yêu cầu làm giấy khai sinh theo bản mới bây giờ, chị tôi vẫn còn giấy khai sinh bản gốc cũ. Vậy thủ tục làm lại giấy khai sinh ra sao?
Ông Lê Văn Đen, ngụ TX Bình Minh hỏi: Chị tôi đang dạy ở Trường Đại học An Giang, muốn học thêm ngành 2. Đi nộp hồ sơ nhà trường yêu cầu bản gốc giấy khai sinh, do giấy khai sinh cũ, nhà trường yêu cầu làm giấy khai sinh theo bản mới bây giờ, chị tôi vẫn còn giấy khai sinh bản gốc cũ. Vậy thủ tục làm lại giấy khai sinh ra sao?
Sau khi nhận được thư ông, chúng tôi đã liên hệ với Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Long và được trả lời như sau:
Theo Luật Hộ tịch 2014 và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch không quy định việc cấp lại bản chính giấy khai sinh mà chỉ cấp bản sao.
Theo đó, Điều 2 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch quy định về xuất trình, nộp giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch:
Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong những giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng.
Trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú.
Người yêu cầu đăng ký khai sinh phải nộp bản chính giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Hộ tịch; đăng ký khai tử phải nộp bản chính giấy báo tử hoặc giấy tờ thay giấy báo tử theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Hộ tịch và tại khoản 2 Điều 4 của nghị định này; đăng ký kết hôn phải nộp bản chính giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định tại mục III của nghị định này.
Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài sử dụng để đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật.
Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước có chung đường biên giới với Việt Nam lập, cấp, xác nhận sử dụng để đăng ký hộ tịch theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 7 của Luật Hộ tịch được miễn hợp pháp hóa lãnh sự; dịch ra tiếng Việt và có cam kết của người dịch về việc dịch đúng nội dung.
Bản sao giấy tờ trong hồ sơ đăng ký hộ tịch là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc chứng thực từ bản chính theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu nộp bản sao không được chứng thực thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
PHÒNG BẠN ĐỌC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin